Tôi nhận ra bức tranh phong cảnh nhìn qua lăng kính ống nhòm, trong hình ảnh lập thể lộng lẫy và rực rỡ. Màu sắc và hình khối như rõ nét hơn. Mọi vật vẫn là những thứ quen thuộc bỗng nhiên trở nên bé nhỏ và kỳ lạ đến nực cười, gây cho người quan sát cái cảm giác thơ trẻ, như trong cơn mơ. Các bạn có thấy không, con người đang hướng ống nhòm về phía xa, đang bắt đầu mỉm cười một cách tươi tỉnh.
"Đố kỵ được xuất bản năm 1927, mười năm sau Cách mạng tháng Mười, và chỉ vài năm trước khi chủ nghĩa Hiện thực Xã hội đến với những nhà văn Nga. Câu chuyện được thể hiện qua những dẫn giải đậm chất thơ và cũng đầy chua xót của người kể chuyện. Các nhân vật đều thể hiện nhiều khía cạnh của cá tính Xô-viết mới. Văn hào Vladimir Nabokov không đánh giá cao nhiều điều ở nước Nga, nhưng chính ông lại ngưỡng mộ sáng tác của Olesha." - Columbus Dispatch
"Trong sáng tác xuất sắc nhất của mình, đoản thiên tiểu thuyết Đố kỵ, Olesha đã viết về xung đột giữa hai thế giới, nhưng bằng một lối kể châm biếm thể hiện nỗi thất vọng mà vẫn đầy rung cảm…" - Harper’s
"Những câu chuyện của Olesha là một bộ phim đồ sộ và dài vô tận. Để đọc đoản thiên tiểu thuyết lẫy lừng của ông, Đố kỵ, ta phải hiểu nó dưới dạng một bộ phim, xem từng trang sách được chuyển lên màn ảnh để chứng kiến cuộc đối đầu kỳ vĩ của một người với chính những tạo vật đáng sợ của mình. Từng trang của Olesha đều đáng để đọc và hiểu lại một lần nữa." - The New York Times