Dấn thân vào cuộc sống của người lao động bình dân, Trần Bảo Định đã góp phần làm sáng tỏ thêm Phật tính trong dân gian tính Nam Bộ. Có lẽ, tác giả với sự hiểu biết sâu rộng và bằng tấm chơn tình của người con đồng bằng sông Cửu Long, ông không những trăn trở "đôi điều suy ngẫm" mà bước đầu, ông đã nhiệt thành khởi sự khơi thông dòng chảy Cửu Long. Sự khơi thông đó, cũng chính là gìn giữ sự bền vững sức sống phồn thịnh cho vận mệnh tộc Việt trên vùng đất miền Tây Nam bộ bây giờ và mai sau.
"Nỗi ưu tư về việc gìn giữ nền nếp nhân cách con người nam bộ, chúng tôi bắt đầu chuyến thục nghiệm thời tính để lần hồi trở về hồn cốt quê nhà trải mấy trăm năm từ buổi lưu dân vào Nam và chúa Nguyễn xác lập chủ quyền bờ cõi. Những chuyến đi ấy, chúng tôi thực và rồi nghiệm yếu tính Phật Đà còn in hằn trong tâm hồn con người Nam bộ, trải qua sóng gió thời đại với bao phen thử thách. Chuyến đi mà Trần Bảo Định mở ra qua các tiểu luận trong "Phật tính dân gian Nam bộ - Đôi điều suy ngẫm" đã kết nối phần "siêu hình" trong tâm thức tộc Việt với cốt lõi của Phật tính, nhằm khơi rạng thêm ra Phật tính trong chốn dân gian miền sông nước Cửu Long. Đó là động lực thúc đẩy chúng tôi tiếp bước trở về "vùng từ trường" cộng hưởng của "Dân gian tính" và "Phật tính"; cũng như những băn khoăn và ngẫm ngợi về đạo đức con người nơi đây, ngõ hầu gìn giữ và gửi gắm lại ít nhiều hoài vọng "chơn thiện" trong tâm tính con người có thể giúp ích nhân quần xã hội giữa thời "kinh tế thị trường" đã và đang làm "biến dạng" lối sống nhân nghĩa đáng trân quý của người Việt Nam bộ.
Dấn thân vào cuộc sống của người lao động bình dân, Trần Bảo Định đã góp phần làm sáng tỏ thêm Phật tính trong dân gian tính Nam bộ. Ở đó, mạt thế luận (trường hợp Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa) có thể xem như thành tựu cộng hưởng, biểu hiện cho hệ thống giá trị đạo đức kết tinh và trao truyền cho nhiều thế hệ nối tiếp. Đến nay, giá trị đạo đức của thuyết mạt thế, thiết nghĩ, rất cần được chú trọng tái thiết và phát huy.
Có lẽ, Trần Bảo Định với sự hiểu biết và bằng tấm chơn tình của người con đồng bằng sông Cửu Long, ông không những trăn trở "đôi điều suy ngẫm" mà bước đầu, ông đã nhiệt thành khởi sự khơi thông dòng chảy Cửu Long. Sự khơi thông đó, cũng chính là gìn giữ sự bền vững sức sống phồn thịnh cho vận mệnh tộc Việt trên vùng đất miền Tây Nam bộ bây giờ và mai sau"
(Võ Quốc Việt)