“Người nhạy cảm trong thế giới vô cảm” là cuốn sách dành cho những con người cực kỳ nhạy cảm và những tâm hồn mong manh. Cuốn sách cũng dành cho người bạn, người thân, những người sử dụng lao động, những nhà tâm lý trị liệu hay bất kỳ ai khác đang sống chung, có mối quan tâm hoặc làm việc cùng với một người cực kỳ nhạy cảm.
Những người nhạy cảm hoặc sở hữu một tâm hồn mong manh chứa đựng nhiều khả năng cũng như những hạn chế.
Nhiều người nhạy cảm hay tự ti về mình. Chúng ta đang bị định hình trong một khung văn hóa coi trọng những đặc trưng tính cách và hành vi rất khác với mình. Một số người nhạy cảm cao nói rằng cả đời họ đã phải đấu tranh để trở nên “đầy sức sống” như những gì người khác mong đợi. Và chỉ khi về hưu, họ chấp nhận sống chậm lại và thiền định.
Hẳn nhiều người từng động viên bạn đừng quá lo lắng, hãy trở nên cứng rắn hơn và học cách tận hưởng những điều tương tự như mọi người xung quanh. Khi người ta liên tục khuyến khích bạn trở nên khác đi, bạn sẽ khó học được cách yêu thương sự nhạy cảm của bản thân mình. Bạn có thể đã cố gắng thay đổi bản thân để đáp ứng đúng kỳ vọng của người khác. Nếu đúng là như vậy, bạn sẽ cần phải học cách trân trân trọng cái tôi của chính mình. Bước đầu tiên là tự đánh giá bản thân trên bề mặt chất lượng chứ không phải số lượng. Có thể bạn không làm việc năng suất hoặc hiệu quả được như những người khác, nhưng rất có thể kết quả công việc của bạn luôn đảm bảo chất lượng cao. Bạn có thể thua về bề rộng, nhưng bạn hoàn toàn có thể bù đắp được chiều sâu.
Thấu hiểu những điều này, từ góc độ là nhà tâm lý trị liệu và trước đó là một linh mục, tác giả Ilse Sand đã chấp bút và cho ra đời cuốn sách “Người nhạy cảm trong thế giới vô cảm”.
Từ kinh nghiệm có được qua những lần đối thoại với nhiều người, bà đã nhận thấy rằng những người có độ nhạy cảm cao cảm thấy vô cùng hữu ích khi được nghe về những đặc điểm về tính cách bên trong con người họ. Trong quá trình giảng dạy và rèn luyện cho những người nhạy cảm, bà cũng cảm nhận rõ mọi người trân trọng như thế nào và đạt được lợi ích ra sao khi lắng nghe những tâm hồn nhạy cảm khác và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và vốn kiến thức của bản thân.
Đó cũng là lý do khiến cuốn sách này được ra đời. Đây không chỉ là nơi những người nhạy cảm tìm thấy chính mình mà còn là nơi họ được sẻ chia, được lắng nghe và truyền cảm hứng.
Mục lục cuốn sách “Người nhạy cảm trong thế giới vô cảm”:
- Đặc điểm của những sinh vật có độ nhạy cảm cao 19
- Hai loại tính cách trong cùng một bản thể 19
- Chúng ta tiếp thu nhiều thông tin hơn và đào sâu suy nghĩ về chúng 21
- Nhạy cảm khi thâu nạp thông tin mang tính cảm quan 25
- Dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác 28
- Sự tận tâm 31
- Đời sống nội tâm phong phú 34
- Một tâm hồn với bản năng tò mò 36
- Một giải pháp khác biệt 37
- Chậm rãi và sáng suốt 41
- Những người nhạy cảm thích kiếm tìm cảm giác mạnh 44
- Hướng nội và hướng ngoại 45
- Ưu và nhược điểm của loại hình học 48
- Tiêu chuẩn cao và lòng tự tôn thấp 51
- Châm ngôn cá nhân 51
- Tiêu chuẩn cao 53
- Lòng tự tôn hay sự tự tin 54
- Tại sao những người nhạy cảm cao thường thiếu niềm tin vào giá trị của bản thân 55
- Lòng tự tôn thấp và tiêu chuẩn cao duy trì lẫn nhau như thế nào 58
- Khi hạ thấp tiêu chuẩn của bạn chứng tỏ khó khăn 62
- Nỗi sợ bị bỏ rơi 63
- Nắm lấy cơ hội 67
- Cách tổ chức cuộc sống tùy theo tính cách bản thân 69
- Kiến tạo không gian 69
- Khi khách nán lại 74
- Khi bạn phải nói không với điều mình thích 75
- Một số lời khuyên và ý tưởng đối phó với quá tải cảm xúc 78
- Một số lời khuyên về giấc ngủ 80
- Lợi ích của nước, tập thể dục và tiếp xúc cơ thể 83
- Thể hiện bản thân ngăn chặn cảm giác quá tải 84
- Khi bạn bị quá tải từ bên trong 85
- Kể cho người khác nghe về sự nhạy cảm của bạn 87
- Làm cách nào để tận dụng được khả năng thấu hiểu người khác và thể hiện chúng 89
- Những người nhạy cảm cao thích những tương tác chất lượng cao 89
- Nghỉ giải lao 91
- Đảm bảo bạn là một phần của cuộc đối thoại, chứ không phải độc thoại 93
- Tìm ra những phản hồi mà bạn muốn gửi đi hoặc nhận lại 94
- Cách làm đi sâu và giảm nhẹ một cuộc trò chuyện 100
- Giúp buổi nói chuyện sinh động hơn 100
- Mang cuộc trò chuyện trở lại bình thường 102
- Tương tác theo bốn cấp độ 104
- Mô hình trên hữu ích thế nào đối với những tâm hồn nhạy cảm 112
- Cách đối mặt với cơn giản của chính bạn và người khác 115
- Những người nhạy cảm cao thường có giải pháp khác nhau khi đối mặt với cơn giận 115
- Tận dụng khả năng của bản thân để đồng cảm và đào sâu suy ngẫm 123
- Khi đồng cảm với sự tức giận là không khôn ngoan 125
- Khi bạn không cho người khác biết điều mình không thích 126
- Khi cơn giận bảo vệ chúng ta khỏi sự bất lực và đau buồn 129
- Tránh thuyết giảng đạo đức 132
- Từ “nên” thành “mong muốn” – từ tức giận đến buồn phiền 134
- Tội lỗi và xấu hổ 139
- Cảm giác tội lỗi thích đáng 140
- Cảm giác tội lỗi dư thừa 141
- Đối mặt với cảm giác tội lỗi 145
- Cảm giác xấu hổ 147
- Nếu bạn xấu hổ về sự nhạy cảm của mình 150
- Các tình huống trong cuộc sống 153
- Những khó khăn trong các mối quan hệ 153
- Làm một người cha, người mẹ nhạy cảm cao 1578
- Các vấn đề về sức khỏe tâm thần 161
- Dễ bị lo âu và trầm cảm 161
- Sợ hãi là một cảm xúc tự nhiên 162
- Kiệt sức và trầm cảm 165
- Sự kết nối giữa cảm xúc và suy nghĩ – mô hình nhận thức 168
- Đôi lúc ta cần sáng suốt chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất 172
- Đặc trưng của nhạy cảm cao sẽ giống chứng rối loạn lo âu trong mắt những người khác 174
- Các vấn đề khác có thể gây ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh nhạy cảm 178
- Phát triển và lớn mạnh 183
- Những người nhạy cảm cao và liệu pháp tâm lý trị liệu 183
- Yêu thương bản thân – ủng hộ bản thân 185
- Động lòng trắc ẩn với chính mình 191
- Hoà giải 192
- Niềm vui khi trở thành chính mình 194
- Những người nhạy cảm cao và liệu pháp tâm lý trị liệu 183
- Nghiên cứu đặc điểm nhạy cảm cao 197
- Phản ứng mạnh mẽ với cảm quan đầu vào 197
- Một khớp nối mới 201
- Bản tính và giáo dục 204
- Kết quả kiểm tra 205Phần kết 211
- Món quà dành cho những người nhạy cảm 211
- Một số ý tưởng cho những người nhạy cảm cao 217
- Trắc nghiệm về bản thân:
- Bạn nhạy cảm đến mức nào? 225
- Danh mục tài liệu tham khảo 231
- Lời cảm ơn 235
- Về tác giả và dịch giả (phiên bản tiếng Anh) 237
Trích đoạn sách "Người Nhạy Cảm Trong Thế Giới Vô Cảm":
Dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác
Nhiều người có tính nhạy cảm cao cho biết rằng họ luôn cảm nhận được lúc nào có xung đột xảy ra xung quanh mình. Bạn sẽ thấy vô cùng mệt mỏi khi phải chứng kiến một trận cãi vã, mặc dù đôi khi chỉ là cảm nhận được bầu không khí căng thẳng.
Mặt tích cực của sự mẫn cảm này cho thấy chúng ta rất giàu lòng trắc ẩn. Chúng ta có khả năng lắng nghe đầy cảm thông. Khá nhiều người sở hữu tính nhạy cảm cao tìm được việc làm liên quan đến dịch vụ chăm sóc và thường được khách hàng đánh giá cao trong lĩnh vực này.
Những người nhạy cảm cao làm việc toàn thời gian để giúp đỡ và chăm sóc người khác thường nói rằng họ chỉ còn rất ít năng lượng vào cuối ngày. Tính nhạy cảm khiến chúng ta dễ bị xoáy vào cảm xúc của người khác và bị ảnh hưởng bởi những xúc cảm đó. Chúng ta cũng không giỏi trong việc lờ đi nỗi đau của người khác và cảm thấy khó bỏ lại công việc khi về nhà.
Điều quan trọng là bạn phải học cách tự chăm sóc bản thân khi làm việc với những người khác. Bởi bạn dễ có nguy cơ rơi vào tình trạng kiệt sức. Mọi người thường hỏi tôi rằng có thể học cách giảm bớt sự nhạy cảm trong mình không. Một khi bạn sở hữu tính nhạy cảm cao, bạn được trang bị một cái ăng-ten tinh nhạy giúp bạn có thể cảm nhận rõ ràng những gì đang xảy ra xung quanh mình. Đôi khi tôi ước mình có thể thắt nút những chiếc ăng-ten đó để ngăn chặn thông tin đi vào não bộ, ước mình có thể giả điếc, giả mù, tê liệt cảm xúc. Nhưng tôi không cho rằng điều này khả thi. Điều bạn có thể làm là ý thức hơn trong cách mình suy nghĩ về những điều bạn đã trải qua và cảm nhận.
Chẳng hạn, hãy nhìn nhận cách bạn suy nghĩ khi gặp căng thẳng trong một mối quan hệ. Bạn có thể thầm nhủ, “Người này chắc đang giận mình, mình đang làm gì sai?” hoặc cho rằng “Người này có vẻ đang nản chí, có lẽ anh ta cần chăm sóc bản thân nhiều hơn”. Nếu bạn có xu hướng nghĩ theo ví dụ đầu tiên, những tình huống khó khăn càng trở nên khó khăn hơn mức cần thiết. Bạn có thể đọc thêm về mối liên quan chặt chẽ giữa cảm xúc và suy nghĩ ở Chương 8.
Trong hoàn cảnh phù hợp, sự mẫn cảm của bạn đối với bầu không khí xung quanh có thể là một nguồn lực. Đây là nhận định của nhà tâm lý học và chuyên gia về hệ thần kinh, Susan Hart: Trẻ sơ sinh có phản ứng nhạy hơn với môi trường xung quanh thường sẽ nhạy cảm hơn với các tác động từ bên ngoài… Những trẻ em được nuôi dưỡng trong một môi trường an toàn và đầy sự quan tâm, các em sẽ dễ dàng thu hút, đồng cảm, vui vẻ, khơi gợi hứng thú và sự hòa nhập với môi trường (Hart 2008, trang 112)
Những đứa trẻ nhạy cảm lớn lên trong sự hỗ trợ và chăm nom cẩn thận sẽ coi sự nhạy cảm như một kho báu. Và ngay cả khi bạn không nhận đủ được sự chăm sóc yêu thương cần thiết khi còn nhỏ, bạn vẫn có thể học cách trao điều đó cho chính mình khi đã trưởng thành. Bạn có thể tự thu xếp cuộc sống của mình theo nhiều cách để tạo cơ hội cho sự nhạy cảm của bạn phát huy hết tiềm năng và trở thành nguồn lực cho bạn.