Thuộc series sách Khoa học Chính trị của Francis Fukuyama, nói về tính ổn định của nhà nước. Mục tiêu của cuốn sách là tìm hiểu cách thức các thiết chế và nhà nước phát triển ở các quốc gia khác nhau nên nó còn đóng vai trò là một nghiên cứu lịch sử so sánh.
“Một chiến thắng về học thuật, đồ sộ về quy mô, vững vàng về lý luận, và giàu tính khuyến nghị. Nói tóm lại, đây là một tác phẩm kinh điển.” ― Ian Morris
Tập 2: Trật tự chính trị và Suy tàn chính trị - từ Cách mạng Công nghiệp tới Toàn cầu hóa
Nói về các chế độ chính trị từ thời hiện đại tới nay, từ khi bắt đầu có chủ nghĩa tư bản. Tác giả phân tích về cấu trúc của các chế độ đó dựa trên nền tảng là bộ máy nhà nước, pháp quyền và trách nhiệm giải trình dân chủ.
-----------------------
“Cuốn sách bạn đang đọc đi cùng bộ với cuốn "The Origins of Political Order: From Prehuman Times to the French Revolution" (Nguồn gốc của trật tự chính trị: từ thời tiền sử đến Cách mạng Pháp). Bộ sách khởi đầu từ nỗ lực viết lại và cập nhật tác phẩm kinh điển "Political Order in Changing Societies" (Trật tự chính trị trong các xã hội biến đổi) của Samuel P. Huntington, xuất bản lần đầu năm 1968. Tập này lấy tên từ Chương 1 của cuốn đó, mà chính nó [tên Chương 1] lại dựa trên bài viết ban đầu đăng trên Tập san World Politics. Tác phẩm của Huntington quan trọng ở chỗ làm cho mọi người hiểu rằng phát triển chính trị là một quá trình tách bạch với phát triển kinh tế và xã hội, và rằng trước khi một chính thể có thể đạt tới dân chủ, nó phải cung cấp được một trật tự cơ bản đã. Bất chấp những khác biệt cả về hình thức, nội dung giữa cuốn của Huntington và của tôi, tôi cũng đi đến những kết luận cơ bản giống ông. Tập 1 trong bộ sách kể về nguồn gốc của ba hệ thống thể chế chính trị quan trọng: nhà nước, pháp quyền, những thủ tục thúc đẩy trách nhiệm giải trình dân chủ. Nó giải thích việc các thể chế này đã xuất hiện độc lập hay cùng nhau như thế nào, hoặc tại sao chúng không thể xuất hiện được […]
Tập 2 này nối gót câu chuyện dang dở của Tập 1, kể tường tận cách thức nhà nước, pháp luật, và dân chủ hình thành phát triển trong vòng hai thế kỷ qua; chúng tương tác với nhau và với các chiều kích phát triển kinh tế-xã hội như thế nào, và cuối cùng, chúng đã bộc lộ những dấu hiệu suy tàn tại Mỹ và các nền dân chủ phát triển khác ra sao.”
- Francis Fukuyama