Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, các học phái đua nhau nổi lên, học phái nào cũng bày tỏ chính kiến, tranh biện lẫn nhau, sử gọi là “bách gia tranh minh”. Đây là thời kì chứng kiến sự mở rộng to lớn về văn hóa và tri thức Trung Quốc; nó đã ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ trong khu vực châu Á mà toàn thế giới cho đến ngày nay. Học phái tương đối có ảnh hưởng lúc bấy giờ có: Nho, Mặc, Đạo, Pháp, Âm dương... Những học phái này gắn liền với tên tuổi của những Khổng Tử, Mạnh Tử, Mặc Tử, Lão Tử, Hàn Phi Tử...
Một tư tưởng gia lớn khác của Nho gia là Tuân Tử, là người thời Chiến Quốc, ông tổng kết quan điểm các nhà Nho, Mặc, Đạo, Pháp, tiếp thu chỗ mạnh của họ, hình thành kiến giải độc đáo của riêng mình, trở thành tập đại thành tư tưởng thời Tiên Tần. Tuân Tử chủ trương biến cách, lại đề xuất tư tưởng duy vật chủ nghĩa, con người có thể nắm được quy luật của tự nhiên và lợi dụng nó, đồng thời chủ trương “tính ác thuyết", con người cần phải thông qua huấn luyện đạo đức hậu thiên mới đạt đến chỗ thiện.
Tuân Tử là người đã đưa ra tư tưởng “Nhân chi sơ tính bản ác”. Học thuyết tính ác này cho rằng: “con người sinh ra vốn dĩ là ác, có được thiện là do quá trình bồi dưỡng, giáo dục mà có. Ông cho rằng, con người khi sinh ra có đầy đủ dục vọng như ham lợi, ham sắc,…” Tuân Tử, nói đến “ác” và “thiện”: “xưa nay, thiên hạ gọi là thiện những gì hợp với sự “chính lý bình trị” gọi là ác những gì hợp với sự “thiên hiểm bội loạn”. Đó là thiện và ác”. Và thông qua cuốn sách của Nguyễn Hiến Lê bạn sẽ thấy được Triết Lý nhân sinh theo quan điểm của Tuân Tử.