Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, các học phái đua nhau nổi lên, học phái nào cũng bày tỏ chính kiến, tranh biện lẫn nhau, sử gọi là “bách gia tranh minh”. Đây là thời kì chứng kiến sự mở rộng to lớn về văn hóa và tri thức ở Trung Quốc; nó đã ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ trong khu vực châu Á mà toàn thế giới cho đến ngày nay. Học phải tương đối có ảnh hưởng lúc bấy giờ có: Nho, Mặc, Đạo, Pháp, Âm dương... Những học phái này gắn liền với tên tuổi của những Khổng Tử, Mạnh Tử, Mặc Tử, Lão Tử, Hàn Phi Tử...
Mặc Tử là một nhân vật kì dị nhất của Trung Hoa, kì dị từ tên họ, tới tư tưởng và đời sống, kì tới nỗi gần đây người Trung Hoa ngờ rằng ông có dòng máu Ấn Độ hoặc Ả Rập. Ông là người sáng lập Mặc gia, đề xuất chủ trương “kiêm ái” và “phi công" còn yêu cầu kẻ thống trị nhậm dụng hiền tài, “sử cơ giả đắc thực, hàn giả đắc y, lão giả đắc tức” (khiến người đói được cái ăn, người lạnh có áo mặc, người mệt nhọc được nghỉ ngơi). Tuy nhiên, Mặc Tử và các đệ tử quá lo về mặt chính trị, suốt đời bôn ba thuyết phục các nhà cầm quyền mọi nước, dắt nhau đi giữ thành cho nước Tống, lại có tinh thần thực tiễn quá, cho nên không tạo nổi một tôn giáo.
Mặc Tử là một trong những nhà tư tưởng lớn của Trung Hoa, với tư tưởng chủ đạo là ‘Kiêm Ái’ đề cao các giá trị bác ái và bình đẳng xã hội. Bên trong cuốn sách của Nguyễn Hiến Lê về Mặc Tử và Biệt Mặc, bạn đọc sẽ tìm hiểu về thuyết nhân sinh, giá trị của thuyết kiêm ái, điều đáng được trân trọng trong mọi thời đại.