Những điển tích Phật giáo khó hiểu được cắt nghĩa rõ ràng, ý tử thâm trầm sâu xa của Đại sĩ được cảm hiểu qua một cái nhìn không còn vướng chấp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Bước vào tác phẩm chính là bạn bước vào trái tim mình, để biết sống hồn nhiên với con người bản thể, sống giữa trần mà vui với đạo.
Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ chính là con đường dẫn người đọc đến với tâm hồn rộng mở bao la của vị thiền sư đã sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Trúc Lâm Đại Sĩ Trần Nhân Tông.
Ông là vua thứ ba của nhà Trần, hai lần lập công đánh quân Nguyên Mông. Sau khi nhường ngôi cho Thái tử một thời gian, ông đi thuyết pháp ở khắp nơi, rồi lên Yên Tử tu Phật. Tác phẩm gồm mười hồi, trình bày phương pháp tu tập của Thiền sư. Những điển tích Phật giáo khó hiểu được cắt nghĩa rõ ràng, ý tứ thâm trầm sâu xa của Đại Sĩ được cảm hiểu qua một cái nhìn không còn vướng chấp của thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Bước vào tác phẩm là bạn bước vào trái tim mình, để biết sống hồn nhiên với con người bản thể, sống giữa trần mà vui với đạo.
"Con người đau khổ là vì các thành kiến. Khi nhìn mọi thứ cởi mở hơn, chúng ta sẽ tự do và chẳng còn khổ đau nữa. Nhìn mà thấy được mới gọi là nhìn, còn nhìn mà chẳng thấy gì cả thì chưa phải là nhìn." - Thích Nhất Hạnh
Trần Nhân Tông (1258 – 1308), vua thứ ba của nhà Trần, hai lần lập công đánh quân Nguyên Mông (1285; 12871288). Ông nhường ngôi cho Thái tử Thuyên năm 1293 nhưng vẫn tham gia chính sự đến năm 1299; sau đó ông đi thuyết pháp các nơi, rồi lên Yên Tử tu Phật, lấy pháp hiệu Trúc Lâm Đại đầu đà. Tại đây, ông giảng giải và nghiên cứu Thiền học, lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, trở thành Tổ thứ nhất.