Bài Học Giáo Dục Từ Nước Mĩ
Đây là câu chuyện đầy lôi cuốn và ý nghĩa về cách thức các trường trung học của nước Mĩ vượt qua thách thức đến từ những biến đổi nhanh chóng của thế giới và của nội tại quốc gia. Chương trình học nặng nề, quá nhiều bài thi chuẩn hóa, mối quan hệ giáo viên-học sinh rạn nứt, hành xử thiếu tôn trọng, áp lực đối với giáo viên, sự lệ thuộc vào công nghệ, thiếu vắng dân chủ trường học và trách nhiệm giải trình… đã đẩy hệ thống giáo dục phổ thông rơi vào cuộc khủng hoảng toàn diện. Đòi hỏi “tái tạo” hệ thống đó được đặt ra cấp thiết. Thông qua khảo sát, nghiên cứu tại một số trường trung học tiêu biểu, cả công lập lẫn tư thục, Tony Wagner đã nêu lên cuộc vật lộn giữa những giáo điều lỗi thời, định kiến và sự phân biệt với tinh thần tự do, khao khát sự thay đổi, kiến tạo nền văn hóa sản sinh tri thức; đồng thời chỉ ra một lộ trình sơ khởi cho nỗ lực tạo dựng một Trường làng Hiện đại, nơi cam kết lâu dài với nền giáo dục nhân văn, khai phóng…
Điều đó khơi lên những suy ngẫm đối với những thành viên của một cộng đồng học tập ở mọi quốc gia: Ai cũng có trách nhiệm trong quá trình cải thiện trường học. Chúng ta nên kết nối ra sao và làm điều gì đúng đắn?