Làm Thế Nào Để Thay Đổi Trường Học?
Tại sao trường học cứ mãi trì trệ mà không cải tổ?
Tại sao lại không để các trường công lập cạnh tranh, để phụ huynh có quyền lựa chọn sản phẩm giống như mọi ngành khác của nền kinh tế?
Những nhà giáo được đào tạo từ những năm 1980 liệu có đảm bảo nuôi dưỡng được những công dân thế kỷ 21?
Tại sao, tại sao và tại sao?
Đây là những vấn đề mà nước Mỹ phải đương đầu trong cuộc khủng hoảng giáo dục phổ thông thập niên 1980 – 1990. Để đóng góp vào quá trình thay đổi, tìm kiếm những hướng đi mới cho nền giáo dục Mỹ, nhà nghiên cứu giáo dục Tony Wagner đã dành ra nhiều năm để quan sát, nghiên cứu ba trường phổ thông và đúc rút lại trong cuốn sách “Làm thế nào để thay đổi trường học?”
Qua cuốn sách, ông đã tìm kiếm câu trả lời cho bài toán cải cách nhà trường bằng ba việc làm quan trọng:
- Cải thiện điều kiện dạy và học;
- Phát triển năng lực giáo viên;
- Kiên định trọng tâm đổi mới và lãnh đạo
Bên cạnh đó, nhà trường không nên xa rời “nguyên tắc 3C” kinh điển làm nên một ngôi trường chất lượng: Các năng lực học thuật (competencies), giá trị cốt lõi (core values), khả năng hợp tác (collaboration).
Nếu là một người quan tâm đến giáo dục, đặc biệt là giáo dục Việt Nam, hẳn bạn sẽ nhận ra rằng câu chuyện nhà trường của nước Mỹ ba thập niên trước cũng là câu chuyện mà ngày hôm nay Việt Nam phải đối diện trên con đường thay đổi hiện trạng nền giáo dục. Hy vọng rằng với những bài học từ quá khứ này sẽ là định hướng để chúng ta tư duy về những vấn đề ở thực tại.
NHẬN XÉT CỦA ĐỘC GIẢ
“Sinh động và hấp dẫn… Một công trình tranh luận đầy khiêu khích giúp chúng ta hiểu đúng hơn về quá trình thay đổi trước khi chúng ta khởi đầu một thay đổi lớn. Cái nhìn mới mẻ của Tony Wagner về ba đối tượng trường học trong cuốn sách tiết lộ ý thức nghiêm túc và đúng đắn về cải cách giáo dục đương đại. Chúng ta nên đặc biệt chú ý đến các kết luận của Tony Wagner…” – Theodore R. Sizer, Chủ tịch của Coalition of Essential Schools.
“Cuốn sách có chức năng tốt trong việc mở ra một nghiên cứu nhân học xã hội về môi trường giáo dục. Một cuốn sách chất lượng cho những nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục.” – Arla Lindgren từ Đại học St. John, New Yor
“Trong cuốn sách này, bạn hãy kiếm tìm những chiêm nghiệm về vai trò của nhà giáo. Trên cương vị nhà lãnh đạo giáo dục, hãy cho mình cơ hội để lãnh đạo một cách hài hòa, bình dị và lôi cuốn, để bản thân giáo viên trở thành những động lực cho sự thay đổi, thay vì là đối tượng của sự thay đổi.” - Thạc sĩ Hoàng Anh Đức, Giám đốc Edlab Asia.