Thái Ấp - Điền Trang Thời Trần (Thế Kỷ XIII – XIV)
Bạn đã từng nghe đến cụm từ "thái ấp", "điền trang" bao giờ chưa? Và bạn có biết vai trò của mô hình này trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam dưới thời Trần trong các thế kỷ XIII - XIV không?
"Thái ấp - điền trang thời Trần (Thế kỷ XIII – XIV)" - Một trong những công trình nghiên cứu xuất sắc nhất của nhà Sử học Nguyễn Thị Phương Chi nhé!
Thái ấp - điền trang là một hình thức sở hữu ruộng đất/đất đai phổ biến ở chế độ phong kiến của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hình thức sở hữu này chỉ xuất hiện duy nhất một lần dưới thời Trần. Điều đặc biệt là, vương triều Trần được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là có “võ công hiển hách” bậc nhất trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam. Võ công cao cả ấy gắn liền với ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên anh dũng và huy hoàng. Cội nguồn sức mạnh to lớn đó có phần được bật lên nhờ sự phát triển của chế độ thái ấp - điền trang.
Cuốn sách “Thái ấp – điền trang thời Trần (Thế kỷ XIII- XIV)” sẽ hé lộ cho chúng ta những kiến giải hay và đầy thú vị về hình thức sở hữu ruộng đất đặc biệt này.
Thông tin Tác giả |
Sinh 20/12/1957 Quê quán: Xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, Hà Nội Địa chỉ: Ngõ 260 phố Đội Cấn, Hà Nội Công tác tại Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử -
Viện Sử học, 38 Hàng Chuối, Hà Nội - 119 công trình khoa học đã công bố trong nước
- Một số công trình chính:
Kinh tế, xã hội thời Trần (TK XIII-XIV), 2009;
Từ điển văn hóa Việt Nam (Đtg), 1993 | Địa chỉ Đông Anh (Đtg), 2016
Lịch sử Việt Nam, tập 2 từ TK Xđến TK XIV (Đtg), tái bản 2017
Lịch sử Việt Nam, tập 3 từ TK XV đến TK XVI (Đtg), tái bản 2017
Lịch sử Việt Nam, tập 4 từ TK XVII đến TK XVIII (Đtg), tái bản 2017