- Giải thưởng Pulitzer 1940
- Giải Nobel Văn chương 1962
“Chùm nho phẫn nộ” lấy bối cảnh thời kỳ vàng son của xã hội công nghiệp, đưa độc giả đến với bang Oklahoma miền Đông nước Mỹ vào một ngày hè vô cùng nóng nực. Cũng như bao gia đình nông dân khốn khổ khác, nhà Joad bỗng nhiên bị đuổi khỏi nơi chôn nhau cắt rốn của mình, chỉ vì lợi ích của đám tài phiệt. Tom mới ra tù cùng người nhà của mình di chuyển đến California trên chiếc xe cũ nát, trong thâm tâm họ California chính là “miền đất hứa” hứa hẹn sẽ trao cho họ cuộc sống bình an. Nhưng để đến được đó, họ đã phải trải qua bao nhiêu gian khó, thử thách, thiếu thốn thức ăn, bệnh tật… khiến một vài thành viên trong gia đình Joad không trụ được. Khi tới nơi chỉ còn 8/12 thành viên nhà Joad sống sót.
Những tưởng vùng đất mới sẽ là thiên đường cho họ, cho tất cả mọi người vượt bao khổ ải để đến đây, nhưng đời không như là mơ, “miền đất hứa” trong thâm tâm họ bấy lâu nay, bỗng chốc biến thành “cơn ác mộng” khi có tới hơn 300.000 người đã di chuyển tới California. Nguồn lao động dồi dào nhưng lại không đủ việc cho tất cả mọi người, số lượng người quá tải khiến họ chen chúc sống trong những khi tập trung chật chột, ồn ào, vô kỷ luật.
Tom - người nhà Joad cũng bị cuốn vào vòng xoáy mưu sinh ấy, rồi từ từ rơi vào những bi kịch không lối thoát. Những người nông dân nhỏ bé, không tiếng nói bị dồn vào chân tường. Uất hận, sự bị phẫn rồi cuối cùng biến thành giọt nước tràn ly, đỉnh điểm là khi Tom lỡ tay sát hại một viên cảnh sát khiến cả gia đình Joad phải trốn chạy. Hành trình vô định của những kẻ khốn cùng tự như vén mây mù làm bừng lên một bức tranh nước Mỹ hào quang tột bậc song cũng u ám vô cùng. Một bức tranh về xã hội công nghiệp hiện đại nhưng cũng đã để lại những hệ lụy tàn khốc mà người chịu ảnh hưởng trực tiếp là những “con người thấp cổ bé họng”, tiêu biểu là gia đình Joad.
Họ bị buộc rời khỏi quê hương yêu dấu của mình, hứa hẹn tới miền đất hứa, một cuộc sống mới, ấy vậy mà chẳng mấy chốc thiên đường biến thành cơn ác mộng kéo dài, hệt như hành trình đầy máu, nước mắt cùng nỗi uất hận đè nén không thể giải tỏa. Câu chuyện kết thúc “gần như” không một tia sáng hy vọng ở cuối con đường. Họ vẫn phải chịu cái đói, cái lạnh, trong màn đêm dài tăm tối mà không thể biết ngày mai điều gì sẽ chờ đón họ ở phía trước.
Tác giả John Steinbeck đã lấy lời bài thánh ca "The Battle Hymn of the Republic" do Julia Ward Howe để đặt tên cho tác phẩm “Chùm nho phẫn nộ”. Cuốn sách ngay sau khi phát hành đã soán ngôi “Cuốn theo chiều gió” để trở thành một tiểu thuyết bán chạy trong suốt một thời gian dài, được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới.
Cuốn sách cũng đã được trao giải thưởng Pulitzer vào năm 1940. Bộ phim chuyển thể cùng tên cũng đã trở thành một tác phẩm điện ảnh kinh điển của thế giới. Chưa đầy một năm sau ngày xuất bản, bộ phim chuyển thể từ Chùm nho phẫn nộ ra rạp và cũng trở thành tác phẩm điện ảnh kinh điển.