Tất cả danh mục

Giấc Mơ Trên Đồi Trinh Nữ

Giá bìa: 99.000 ₫

Giá bán tại NETA: 89.100 ₫

Tiết kiệm: 9.900 ₫-10%

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. Mã giảm NETA2024 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  2. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  3. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  4. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
  • Tác giả:

  • Ngày xuất bản:

    08-2020
  • Kích thước:

    13.5 x 20.5 cm
  • Nhà xuất bản:

    NXB Văn Hóa - Văn Nghệ
  • Hình thức bìa:

    Bìa mềm
  • Số trang:

    156

Giấc mơ trên đồi trinh nữ

“Ngoài vành đai kia, đồi Xích Thố rực đỏ vẫn đứng yên. Như nhà của chị gái Nguyệt dưới chân Bạch Hồ. Vẫn đứng yên trong gió. Nhưng trong lòng Bạch Hồ, ánh trăng dần tan. Gió đã thổi dày hơn trước. Cát bay. Cát bay. Phẳng cả những vết lõm lồi. Phẳng những đau buồn trong lòng Nguyệt. Trên bao la cát trắng, dáng đồi Trinh Nữ nằm sóng xoài, hệt như cô thiếu nữ đangngủ ngoan dưới trăng ngà…”

Đọc Giấc mơ trên đồi Trinh Nữ của Nguyễn Thị Liên Tâm

Tập truyện trong tay bạn là của một nhà thơ viết văn, chưa kể giữa hai “nhà” ấy lại còn là một họa sĩ.

“Mấy cành trúc xập xòe cong tận xuống sát mặt chiếc ghế đá của công viên. Những chiếc lá trúc khô, ngọn cong như ngòi viết, bay tứ tung mỗi khi có một đợt gió mạnh khó chịu thổi tràn qua. Nếu là ngòi viết, hẳn chiếc lá trúc đã viết được nhiều điều về cuộc sống. Như viết rằng hôm nay, không khí thật mát mẻ, trong lành”.

Đấy, ngay những dòng đầu tiên.

Ngòi viết thật mềm mại, phải không? Tôi nghĩ rằng nó thơ.

CÁT dọc theo mé biển, đồi cát lại trắng phau phau. Nhưng án ngữ trước mặt tôi lúc này, những đồi cát đỏ như mê hoặc. Cái màu đỏ vừa thắm, vừa pha chút ngói, vừa pha chút ánh bạc, vừa pha chút đùng đục, vừa pha chút vàng phèn, vừa pha chút xam xám...

rồi lại CÁT

xuống đến cuối dốc, chân lại chạm vào cát hồng cát trắng, rồi tiếp nối là những luồng cát đen, nâu chạy vằn ngang trước mặt... cát cũng đủ màu để pha trộn vào cuộc đời của Sen.

Đấy là cảm thức của người có con mắt họa sĩ. Bởi họa sĩ trước hết là biết nhìn. Bao lần qua Quảng Trị, Phan Thiết, tôi vẫn tưởng cát là trắng và có khi vàng. Lại nhớ một nhà văn Nga hỏi: Tuyết màu gì? Hóa ra tuyết rất nhiều màu. Không thể không nhớ đến H. Thoreau (Walden) khi ông tả băng tan mùa xuân. và này, SEN.

Đến mùa, sen hồng sen trắng nở miên man trên những thảm lá xanh um, chỉ nhìn thôi đã thấy lòng thanh thản, dịu nhẹ.

Những búp sen đọng sương, nước trong veo cứ long lanh, long lanh như ngọc. Lại có mùi hương nhè nhẹ làm mẹ nhớ ngày xưa ghê gớm.

Hình như đã hơi quá lan man, khi viết về một tập truyện ngắn mà lại viết thế này. Nhưng đó chính là chủ ý của tôi: muốn bạn đọc hãy thong thả, chậm rãi. Hãy thưởng thức. Vì trước khi chủ nhân dọn ra một mâm cỗ, có mặn ngọt đắng cay chua đủ cả, tôi muốn mời bạn một tách trà thanh tao.

_

Truyện ngắn cuối tập sách, Đồng tiền rong chơi, là một chuyện về cái sự rong chơi. Tôi ngỡ gặp một đệ tử của Lão, của Trang, mà đúng thật, cuối truyện cũng thấy thấp thoáng lão tiền bối Bùi Giáng. Nhân vật là một lãng tử, giống trẻ con hơn là ông lão, chỉ rong chơi mà không làm gì, ngoài làm từ thiện, tức là để cho đồng tiền rong chơi.

... Đối tượng thường xuyên hưởng nghĩa cử ấy là một người đàn ông béo tốt, mập mạp, áo quần tươm tất hơn anh, khuôn mặt không có những nếp nhăn dúm dó như anh. Hắn bị tâm thần, nhẹ. Đó là em của một chiến hữu đã tử trận ngay trước mắt anh trong cùng một căn hầm, mà anh cho rằng “viên đạn đó lẽ ra là dành cho tui” – nghĩa sinh tử! Rồi cũng bệnh tật, “ung thư phổi giai đoạn 1” tưởng “không qua khỏi mùa đông”; nhưng chỉ vài hôm, anh lại bảo “qua rồi, bệnh tật. Trời chưa gọi”.

Truyện làm ta vui lây với nhân vật, kẻ thấy cuộc đời nhẹ tênh (tôi rất muốn đặt tên này cho truyện). Dù tác giả không cố ý (giọng văn của truyện nghiêm trang và trân trọng, ưu ái) tôi vẫn thấy cái chất u-mua hiển hiện. Một thân hình khẳng khiu nhanh nhẹn dịch chuyển,... miệng cứ giãn ra rồi chúm chúm lại, liên tục... chủ nhân của cái miệng cười chum chúm ấy lại cười lỏn lẻn... tay chân thì cứ lóng ca lóng cóng. Mắt chớp lia. Cái miệng móm mém lại nhai tóp tép, trẹo tới trẹo lui mặc dù trong đó hoàn toàn không hề có thứ gì để nhai...

Thật sinh động (bạn hãy cùng tôi đọc lại đoạn văn này, và chú ý đến những phụ âm lặp tuôn ra từ ngòi bút của tác giả như theo bản năng của một nhà thơ);

... Đem cái thơ thới mở đầu những trang văn, tác giả thật có lòng nhân với người đọc.Thật thế, vì chẳng bao lâu, chị sẽ đưa chúng ta rời bỏ cái thế giới vô ưu để giáp mặt với đời thực, nơi có mọi nỗi lo âu, buồn bã, khổ đau đến quặn thắt của kiếp người.

Trái tim người mẹ nằm ở vị trí thứ 2 của tập truyện.

Người mẹ Chăm già nua đang oằn cong người, chắt ra hai giọt nước mắt đặc quánh. Hai sợi gân to nằm hai bên thái dương, cứ giật giật liên hồi, trông thật khổ ải. Tuổi mụ chưa tới năm mươi, nhưng sao héo úa, cằn khô, đen sạm như bà lão sáu, bảy mươi. Người đàn bà ấy không khóc nổi, không còn nước mắt. Vì đã khóc nhiều rồi. (Trái tim người mẹ)

Người mẹ Chăm quay cuồng đau đớn và thương con, vì sợ nó chết. Đứa con trai, sinh viên, đang khỏe mạnh, vui tươi, bỗng đột ngột bị bệnh thận quật ngã. Phải chạy thận nhân tạo... Còn gì đau hơn nỗi lòng cha mẹ trước đe dọa của tử thần mà không nghĩ ra cách gì cứu được con mình? Cái nghèo là nguyên nhân, hay tác nhân, của nhiều nỗi khổ khác của con người. Trong Gió bàu Xoan cô Câm – người đàn bà xinh đẹp có tấm lòng nhân hậu, giàu đức hy sinh mà cuộc đời thật quá đỗi buồn thảm.

Cuối đời:

Trên chiếc giường ọp ẹp, dáng cô Câm nằm trông lẻ loi và cô độc quá. Tím chạy đến day day thì thấy tay chân cô cứng đờ...

Trong truyện Những sinh linh vô tội, nhân vật Hồng Nhan, rõ là xinh đẹp, (nghe hai chữ hồng nhan người ta dễ thuận miệng buột nối thêm: bạc phận!) nhưng dường như hứng chịu mọi khổ đau của đời người phụ nữ, trong một xã hội mà nữ quyền thiếu vắng. Sinh ra từ một mối quan hệ oan nghiệt, mẹ ruột bỏ đi vì mặc cảm tội lỗi không dám nhìn nhận con; người vợ chính thức của cha cô, oái oăm lại chính là chị ruột của mẹ cô, nhìn cô như cái gai trong mắt. Nhan rơi vào tay một bà mẹ nuôi quái ác biến đời cô thành địa ngục.Thế nhưng, bà mẹ nuôi độc địa ấy là người thân duy nhất để cô đi xa nhớ về, vì đời cô còn ai nữa đâu ?

Đôi khi tôi nghĩ, sao nhà văn không viết cái gì vui vui, ngộ ngộ, để mua vui cho độc giả, mà lại dùng ngòi bút của mình phanh phui những cảnh đời quá thực, đưa những cảnh ngộ đau thương ra làm nhói lòng người đọc, rồi để lại những nỗi buồn, những xót xa và một mối âu lo mơ hồ bần thần thấy mình bất lực chẳng làm được gì? Nhưng văn chương bày tỏ nỗi khổ đau của con người là để dạy cho chúng ta biết yêu thương, là giúp cho tâm hồn bớt trơ lì chai sạn khi gánh một phần nỗi đau của đồng loại vào trong tâm mình. Và như vậy, trước hết nhà văn phải là người có năng lực thấu cảm.

Trong Tôi phóng sinh tôi, cái khổ được nhìn từ một góc khác: sự vô minh! Ghen tuông, đó là tự chuốc cái khổ vào cho mình và hành hạ người khác... Người vợ trong truyện này không phải tự phóng sinh, chị không sổ lồng bay xa, mà đã làm được một kỳ công: phá tan cõi vô minh mù mịt đang che mờ người bạn đời của mình, bằng sức mạnh của chính tình yêu và lòng nhẫn nại.

Một pha hoàn toàn đối lập của cảnh đời này, là câu chuyện của Hồng Nhan (trong Những sinh linh vô tội). Xinh đẹp hiền ngoan và cuộc đời đầy đau khổ, Nhan bị chồng bỏ đi với người khác. Cô không ghen mà âm thầm chịu đựng, trong cô chỉ có tình thương yêu mà không có bản năng sở hữu. Khổ đau thường có sức tàn phá tâm hồn con người, nó có thể khiến người hiền trở nên tàn ác do lòng thù hận... Nhan không thế: trong cô đã thấm nhuần đức từ bi của Phật...

Trong cuộc vật lộn giữa sống và chết, khi cái chết chỉ còn trong gang tấc (Ranh giới), chính ý chí quyết sống đã giữ con người lại với cuộc sống. Nhưng để tranh đua với số phận, con người cần ngoan cường và bền bỉ vượt lên chính mình. Truyện Ngụp trong biển cả cho thấy một người đã bị số phận đánh quỵ, đã vùng lên khỏi tâm trạng suy sụp, và trở lại đầy ngoạn mục, nhờ được tiếp sức bởi một hình tượng văn chương: Ngư Ông và Biển cả của Hemingway, lúc đầu chỉ đọc cho đỡ buồn chán trên giường bệnh, thế rồi sức mạnh đã quay trở lại. Văn chương đã làm được điều kỳ diệu chỉ bằng một lời nhắn gửi nhẹ nhàng: đừng bao giờ buông xuôi, đầu hàng. Và nếu một người đang ngã lòng, tình cờ đọc được truyện này, biết đâu...

Có thể nói tác giả của tập truyện là một ngòi bút lạc quan, nhiều truyện đầy buồn khổ rồi cũng kết thúc có hậu, chứng tỏ tác giả có cái nhìn ấm áp với cuộc đời, luôn hy vọng và tin tưởng. Ngay cả truyện Gió bàu Xoan, một truyện buồn nhất, cũng có cái kết ấm lòng.

... Những câu chuyện tình yêu được kể với giọng văn đằm thắm, đậm đà, da diết, Đồi Xích Thố vẫn đứng yên, Bạch Hổ lộng gió, Ngôi nhà nằm nghiêng ở bìa rừng là những ưu tư về thân phận của tình yêu. Tình yêu trên mảnh đất này thường gặp nhiều thử thách, trắc trở, cả bên trong lẫn bên ngoài, nhưng tình yêu có sức sống của nó, nên cái kết bao giờ cũng đẹp. Có những sắc thái tình cảm mơ hồ, mong manh được thể hiện nhẹ nhàng tinh tế rất dễ thương (Phiến lá trong veo), những suy niệm tâm linh sâu thắm và lắng đọng (Dưới bóng nhân từ).

Trong Không ranh giới, những hoài niệm ở tuổi xế chiều của một con người mà thân phận đã đổi dời, đã nếm trải quá nhiều những vui khổ buồn đau của một thời tao loạn, nhưng tâm hồn vẫn đủ bao dung để xóa đi những ranh giới giả tạo giữa con người:

Nhớ lại, tất cả thời trai trẻ của bạn bè và Tám Sang, cơ thể của bàu có khi cũng vỡ toác tan hoang và loang đầy máu người. Máu đỏ của chiến chinh đã thấm vào đất, vào nước. Và thấm cả vào những chùm hoa đỏ thắm của cây bông gạo đầu bàu đang hắt bóng rừng rực trong đêm thanh. Truyện hay nhất, mang đến cho ta nhiều hào hứng nhất, theo tôi, là Đời Cát Đời Sen, như một thiên tùy bút đẹp, cái đẹp của quê hương, cái đẹp của những tâm hồn những cuộc đời dung dị và bền bỉ sống. Tôi sẽ để cho bạn đọc tự khám phá vậy. Cả tập có 15 truyện, đề tài đa dạng, văn phong giàu suy tư và cảm xúc, với những vấn đề đặt ra đầy sức nặng khiến tôi có cảm giác nó dày dặn hơn nhiều. Không biết vì chuyện hay vì văn, mà nhiều truyện đọc xong cứ muốn đọc lại. Đã đến lúc tôi không nên dài dòng nữa rồi, không nên để bạn đọc trì hoãn... Dịch giả Hiếu Tân Trích đoạn: Đời cát, đời sen Ba còn kể: “Ngày trước, ông nội cũng đánh cá trên bàu. Nghe nói, có một con cá sấu cứ thường nổi lập lờ trên mặt nước như khúc củi mục. Mấy tay cự phách – bạn thanh niên của ông nội đã từng cùng nhau câu cá sấu trên bàu. Một cái giàn câu móc gần một trăm cái gọi là săn kiều hay săn giàn. Cả trăm cái móc đều to và sắc nhọn. Một con chó thu chín thơm phưng phức được cột chặt vào giữa giàn câu. Bè gỗ kết giàn câu có con mồi được đẩy ra giữa bàu nước mênh mông. Xung quanh mép bàu nhà cửa thưa thớt lắm, có nơi bàu giáp với rừng thông, có nơi giáp với đồi cát trắng dựng đứng, có nơi giáp với những vạt cỏ lau, có nơi lại giáp với man man lá sen xanh um; sen hồng, sen trắng lúp xúp nụ và hoa, với những củ, rễ sen chằng chịt cùng rong rêu bên dưới mặt nước... Ban ngày mông quạnh là cát, là trời, là mây, là nước. Ban đêm là những ánh lửa ma trơi lập lòe. Bẫy giàn câu gắn mồi thơm hấp dẫn, thường được nhử lúc gần trưa, dụ cá sấu lừ đừ nổi lên tìm thức ăn”. Ba nói: “Con sấu hung dữ của bàu Trắng ngày đó bị mắc lừa con người, ăn phập vào đám lưỡi câu. Những tay cự phách đã phóng lao, giăng dây bắt nó sau một ngày quần nát cả một vùng lau cỏ, sen súng quanh hồ”.

Cái đẹp và cái ác tồn tại bên nhau. Nhưng cái đẹp đã giải trừ được tai họa. Bóng cô gái giặt áo ven bàu bị cá sấu ăn thịt đã được siêu thoát, nên đêm đêm không còn nghe tiếng khóc tỉ tê, sầu thảm nữa. Dân làng không còn phải run mất mật khi có việc phải đi ngang bàu lúc chạng vạng. Đó là câu chuyện của ngày xa xưa, không biết đúng hay chỉ là lời đồn thổi.

Sen thành vợ, thành mẹ, rồi thành bà. Vòng đời luân chuyển. Ở vùng cát bỏng này, cô Sen thiếu nữ cũngthường theo dấu những con dông vằn vện sọc xám, hồng, xanh lam, đen, trắng... chạy long nhong trên cát, trốn vào những cái hang sâu trên cát để bắt chúng.

Trích đoạn:

Ranh giới

Thì ra, thằng bạn đã bơi được vào bờ và mượn được xỏng, dây nhợ... Nó gọi thêm một người đang bắt tôm cá gần đấy đi cứu tôi. Chiếc xỏng nhỏ của người đánh bắt tôm cá quanh bờ đến trước khi thằng bạn chèo xỏng lớn đến.

Chuồi người trên cát; cả ngực, cả bụng tôi đều bị trầy xước do những cành sen già có gai nhọn cứng nằm chìm dưới nước cào cấu. Gặp cát khô bỏng cháy, những lằn xước ở phần dưới cơ thể như bị xát muối, nhức buốt khiến tôi không chịu đựng nổi. Tê điếng cả người. Hình như có nước âm ấm đang loang ra dưới bụng. Bàn tay phải của tôi lõm hẳn một vòng tròn rướm máu do cố bịt chặt miệng can. Toàn thân rời rã, tôi nằm vật ra cát, mê man. Trong cơn mệt mỏi khôn cùng, tiếng Thảo cứ vừa gần, vừa xa...

Tôi đã vượt qua một quãng thời gian gần hai mươi phút chống chèo, ngụp lặn trong bàu Trắng để giành sự sống. Tôi thất bại trong thực nghiệm vì các lọ phiêu sinh đã không còn. Và hai mươi phút giữa ranh giới mong manh, giữa hai bờ hư thực để chiêm nghiệm ý nghĩa của cuộc sinh tồn thật vô cùng quý giá. Suy nghĩ của tôi tăng thêm khoảng vài mươi tuổi thọ và tôi thấy mình không là gì cả. Nhưng tại sao khi cận kề cái chết, những hình ảnh cuối cùng hiện lên vẫn thuộc về tình yêu?

Ba mẹ và Thảo không hề biết tôi bị sự cố khi long rong trên bàu Trắng để tìm kiếm mẫu phiêu sinh lạ. Thảo vẫn cứ hay nhắc tôi mượn xỏng để chèo ra bàu vớt sen hồng cho nàng. Tôi cứ hẹn lần hẹn lữa...

Những vết sẹo dài ở bụng dưới do những cọng sen già khắc vào vẫn chưa thôi ám ảnh tôi... Hình như tôi đã thực sự già dặn đi từ những vết sẹo ấy!

Trích đoạn:

Đồi Xích Thố vẫn đứng yên

Đình không về.Tôi biết. Ngang nhà, cửa khóa im ỉm. Tôi buồn như hình nhân treo khô ngoài bãi ruộng.

Đêm nay trăng sáng, những đồi cát nằm nghiêng như những thiếu nữ ngủ dưới trăng vàng. Tôi nằm vùi trong cát, mắt ngước tìm trong trăng bóng chú Cuội ngồi gốc đa. Ngày trước, Đình hay ví mình là chú Cuội, còn tôi là chị Hằng xinh đẹp. Giờ chỉ còn chị Hằng ngắm trăng và nhớ Đình. Trăng tuôn từng dải tơ vàng trên mặt cát, trên bàu sen. Nước gợn sóng sánh như đẩy sen trôi bềnh bồng, bềnh bồng...

Tôi trở về xóm bàu để thăm anh chị và các cháu. Cũng là để nhìn căn nhà nho nhỏ sau rặng cát trắng phau kia và nhớ Đình, dù biết chắc là Đình không về. Mẹ tôi nói: “Con nhỏ này đa đoan, đa sự, đa tình. Yêu ai là yêu chí chết. Khổ cả đời con ạ”. Nhưng tôi giống mẹ kia mà. Mẹ cũng yêu một người và lấy ba tôi làm chồng, nhưng vẫn luôn hết lòng vì chồng con. Tình yêu dành cho người ấy, với ba tôi là một bí mật chỉ có tôi được mẹ kể cho nghe.

Với tôi, Đình không là kỷ niệm mà hằn sâu trong tâm thức của tôi. Mỗi ngày, tôi nhớ đến Đình nhiều lần, dù Đình bặt vô âm tín. Không điện thoại. Không thư tín. Không hồi âm... Không, không, không, không... Trăm ngàn lần không. Dù là trước đó, Đình cứ nhắn tin: Sorry, Sorry. Trời ơi. Tôi đã bỏ qua lỗi cho Đình rồi mà.

Mội ngày, tôi mở điện thoại nhiều lần chờ tin nhắn của Đình. Trống. Mấy năm rồi. Có lần, tôi mò ra được số điện thoại riêng của Đình:

– Alo. Ai vậy?

– Chị Hằng đây.

– Chị Hằng nào? Bận họp, chút nữa gọi lại.

Nhưng rồi, số máy không liên lạc được. Cay nghiệt vậy đó. Tôi vẫn mong, Đình đang cố nén tiếng thở dài, hoặc là tiếng khóc khô khốc... để giả vờ không nhận ra tiếng của tôi.

Sách Giấc Mơ Trên Đồi Trinh Nữ của tác giả Nguyễn Thị Liên Tâm, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark
Giấc Mơ Trên Đồi Trinh Nữ

Giá bìa: 99.000 ₫

Giá bán tại NETA: 89.100 ₫

Tiết kiệm: 9.900 ₫-10%