Tất cả danh mục

Triết Học Và Vấn Đề Xã Hội

Giá bìa: 162.000 ₫

Giá bán tại NETA: 129.600 ₫

Tiết kiệm: 32.400 ₫-20%

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. Mã giảm NETA2024 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  2. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  3. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  4. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
  • Tác giả:

  • Ngày xuất bản:

    12 - 2020
  • Kích thước:

    13.5 x 20.5 cm
  • Dịch giả:

    Phạm Viêm Phương;
  • Nhà xuất bản:

    NXB Tri Thức
  • Hình thức bìa:

    Bìa mềm
  • Số trang:

    344

Mục đích của luận văn này là cho thấy: thứ nhất, vấn đề xã hội là mối quan tâm căn bản của nhiều triết gia vĩ đại; thứ nhì, cách tiếp cận vấn đề xã hội thông qua triết học là điều kiện đầu tiên cho một cách xử lý thành công vấn đề này dù chỉ ở mức độ khiêm tốn; và thứ ba, một hướng tiếp cận triết học thông qua vấn đề xã hội thì rất cần thiết cho sự phục sinh của triết học.

Thuật ngữ “triết học” ở đây chúng ta nên hiểu đó là một nghiên cứu về kinh nghiệm nói chung, hoặc về một bộ phận kinh nghiệm trong mối tương quan với tổng thể.

Với “vấn đề xã hội” chúng ta nên hiểu, một cách đơn giản và rộng rãi, như vấn đề giảm thiểu bất hạnh của con người bằng cách điều chỉnh những định chế xã hội. Nó là một vấn đề vốn, từng tự nó tái định hình, luôn thoát khỏi sự định nghĩa sắc bén hơn; bởi vì bất hạnh có liên quan đến khát vọng, và khát vọng thì mang tính cá nhân và không ngừng thay đổi: Mỗi chúng ta nhìn vấn đề này một cách không ổn định xét theo nguyện vọng thường thay đổi của mỗi người. Dĩ nhiên, nó là vấn đề phức tạp một cách khó chịu, và chúng ta phải nhớ rằng giới hạn cho ý định của chúng ta ở đây là xem triết học như một cách tiếp cận vấn đề này, và xem bản thân vấn đề như một cách tiếp cận triết học.

Chúng tôi không đề xuất giải pháp nào cả. Chúng ta hãy, như một chừng mực định hướng tốt đẹp, chạm tới một số đỉnh cao trong lịch sử triết học, đồng thời có quan tâm đến lợi ích xã hội vốn ẩn trong mọi mê cung siêu hình học. Giáo sư Woodbridge có nói, “Aristotélēs [Aristotle][1] định cho người viết luận văn cái kiểu mở đầu luận văn bằng việc tổng lược những ý kiến đã có từ trước về đề tài, và chứng minh mọi ý kiến ấy đều sai.”1 Mục tiêu của năm chương tiếp theo sẽ hơi trái ngược đi một chút: Chúng tôi sẽ xem liệu một số hệ triết học được coi như đã chết có cho phép sự hồi sinh đáng kể hay không. Thay vì cố gắng chứng tỏ rằng Sōkrátēs [Socrates], Platōn [Plato], Bacon, Spinoza, và Nietzsche là hoàn toàn sai lầm trong cái nhìn của họ về vấn đề xã hội, chúng tôi sẽ cố tìm xem có điều gì trong cái nhìn của họ có thể giúp chúng ta hiểu được tình hình của chính chúng ta ngày nay. Chúng tôi sẽ không làm một bộ sưu tập các hệ thống triết học xã hội; chúng tôi sẽ không đắm mình vào quá khứ trong một nỗ lực học thuật nhằm nối kết mỗi hệ triết học với hoàn cảnh xã hội và chính trị của nó; thay vì thế chúng tôi sẽ cố liên hệ những hệ triết học ấy với hoàn cảnh của chính chúng ta, để nhìn vào những vấn đề của chúng ta lần lượt qua con mắt của những triết gia đó. Đối với những cách lý giải khác về các triết gia này, chúng tôi sẽ tìm cách bổ sung hơn là cố phản bác.

Như thế, mỗi chương trình bày theo lịch sử của chúng tôi sẽ là một dẫn nhập và một triển khai hơn là một tổng lược. Mục đích sẽ không phải là viết ra một tác phẩm lịch sử hoặc phê bình, mà là một cách lý giải qua đại diện. Đây là một phương pháp vốn có những khuyết điểm của nó: Ví dụ, nó hy sinh tính thấu đáo về học thuật để trình bày tính khả dụng, và sẽ đòi hỏi việc thu nhặt đi thu nhặt lại những mạch ý tưởng khi sau này chúng tôi đi đến mục tiêu riêng tư hơn. Nhưng như một khoản đền bù phần nào cho điều này, chúng tôi sẽ tránh không xem xét quá khứ ngoài khía cạnh như nó thực sự là hiện tại, ngoài khía cạnh như nó còn sống và có ý nghĩa bổ ích ở ngày nay. Và từ mỗi nghiên cứu có lẽ chúng tôi sẽ thực hiện được bước tiến nào đó về phía nỗ lực sau cùng của chúng tôi - việc làm sáng tỏ chung cho vấn đề xã hội và triết học.

Thông tin tác giả

Will Durant

William James Durant (5 tháng 11 năm 1885 – 7 tháng 11 năm 1981) là một nhà sử học, triết gia và tác giả người Hoa Kỳ. Ông đấu tranh cho việc trả lương công bằng, quyền bầu cử của phụ nữ và các điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động Mỹ. Durant không chỉ sáng tác về nhiều chủ đề mà còn tiến hành thực hiện các ý tưởng của mình. Nhiều người cho rằng Durant đã cố gắng đưa triết học đến gần hơn với công chúng.

Ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm, tiêu biểu là The Story of Philosophy (Câu chuyện của triết học), The Mansions of Philosophy (Những điền trang của triết học), và cùng với sự trợ giúp của vợ ông Ariel Durant, bộ The Story of Civilization (Câu chuyện của nền văn minh). Tập 10 trong bộ "The Story of Civilization" mang tên Rousseau an Revolution đã đoạt giải Pulitzer cho tác phẩm phi hư cấu nói chung năm 1968. Ông cũng tham gia viết nhiều bài báo nhiều thể loại.

Sách Triết Học Và Vấn Đề Xã Hội của tác giả Will Durant, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark
Triết Học Và Vấn Đề Xã Hội

Giá bìa: 162.000 ₫

Giá bán tại NETA: 129.600 ₫

Tiết kiệm: 32.400 ₫-20%