Với những phân tích chính xác và mang tính phê phán về triết học Nietzsche, Deleuze soi sáng tác phẩm của triết gia này, người vốn thường xuyên bị quy giản về chủ nghĩa hư vô, về ý chí quyền lực và về hình ảnh siêu nhân. Deleuze nhận thấy rằng "triết học hiện đại trình bày những hiện tượng hỗn độn biểu lộ sức sống mạnh mẽ và sự mãnh liệt của nó nhưng cũng chứa đựng những nguy hiểm đối với tinh thần", và nhận thấy rằng dự án triết học của Nietzsche trong việc "vượt qua" siêu hình học có hiệu lực ở chỗ nó "tố cáo mọi huyễn hoặc từng tìm thấy trong biện chứng pháp nơi ẩn náu cuối cùng. Triết học Nietzsche có một khả năng tranh luận rất lớn.
-------------------------
Việc tiếp thu Nietzsche ở Pháp rất phong phú và phức tạp, đó là chưa nói đến ở Ý và các nước Anh-Mỹ. Riêng ở Pháp, người ta thường chia thành hai xu hướng lý giải lớn: lý giải Nietzsche như là triết gia của sự khác biệt (différence) và lý giải Nietzsche như là nhà siêu hình học hay tâm lý học. Ở xu hướng trước, công đầu thuộc về Gilles Deleuze (Nietzsche như là kẻ sáng lập một nền triết học chống-Hegel của “sự khác biệt và tái diễn”), sau đó là Pierre Klossowski (lấy cảm hứng từ J. J. Rousseau, nhấn mạnh đến sự tương phản bi kịch giữa tính tự phát của cảm năng và tính thuần lý của tư duy trừu tượng), rồi đến Michel Foucault (cái nhìn của Nietzsche về lịch sử như là sân khấu của bạo lực) và Jacques Derrida (cái nhìn của Nietzsche về “trò chơi của “différance” [của sự “triển hạn”/và “khác biệt”]. Xu hướng sau lý giải Nietzsche như là nhà bản thể học về sự khác biệt (Pierre Boudot, Michel Guérin…), hoặc như nhà tâm lý học và nhà giáo dục về sự tự do (Christophe Baroni, Michel Henry…), hoặc như người thiết lập một bản thể học mới mẻ (Jean Granier, Alain Juranville, Éric Blondel…). Trong các trào lưu này, Gilles Deleuze là khuôn mặt tiền phong và nổi bật. Một sự “phân kỳ” làm ba giai đoạn trong hành trình tư tưởng của Deleuze được Raymond Bellour và Francois Ewald đề nghị trong một cuộc nói chuyện với Deleuze vào năm 1988 (và ông không phản đối!) hầu như tương ứng với cái “tam vị nhất thể triết học” nói ở trên. Thời kỳ đầu (“tư duy mới”) là những công trình nghiên cứu về Hume, Nietzsche (Nietzsche và Triết học, 1962), Kant, Bergson, Spinoza với các kết quả được đúc kết trong hai tác phẩm chính yếu (Différence et répétition, 1968 và Logique du sens, 1969) thành một phác thảo có hệ thống về “triết học của sự khác biệt”. Thời kỳ thứ hai (“nhìn mới, nghe mới”) được đánh dấu bằng sự hợp tác với Félix Guattari, nhà phân tâm học, với các tác phẩm: L’Anti-Oedipe. Capitalisme et shizophrénie I, 1972, một nghiên cứu nhỏ về Kafka (1975) và Mille Plateaux. Capitalisme et schizophrénie II, 1980, một sự hợp tác được ông xem là rất có chất lượng triết học, vì đã cùng nhau lý giải thế nào là triết học. Sau cùng, thời kỳ thứ ba (“cảm nhận mới”) là các tác phẩm về hội họa của Francis Bacon (1981) và về điện ảnh (1983, 1985), được ông xem là các “sách triết học” dù với đề tài khá lạ lẫm. Như một sự “tái diễn”, Deleuze viết thêm về Leibniz (1988) cũng như cùng với Guattari viết quyển Qu’est-ce que la Philosophie?, (1991).
Trích sách: Gilles Deleuze và việc tiếp nhận Nietzsche ở Pháp, Bùi Văn Nam Sơn
Mục lục
Gilles Deleuze và việc tiếp nhận Nietzsche ở Pháp
Vài lời của người dịch
Tiểu sử và tác phẩm của Gilles Deleuze
Bảng viết tắt
Chương I: BI KỊCH
- Khái niệm phả hệ
- Ý nghĩa
- Triết học về ý chí
- Chống biện chứng pháp
- Vấn đề bi kịch
- Sự phát triển của Nietzsche
- Dionysos và Jésus Christ
- Bản chất của bi kịch
- Vấn đề tồn tại
- Đời sống và sự vô tội
- Cú gieo súc sắc
- Những hậu quả đối với sự quy hồi vĩnh cửu
- Chủ nghĩa tượng trưng của Nietzsche
- Nietzsche và Mallarmé
- Tư duy bi kịch
- Hòn đá thử vàng
Chương II: HOẠT NĂNG VÀ PHẢN ỨNG
- Cơ thể 55
- Sự phân biệt các sức mạnh
- Lượng và Chất
- Nietzsche và khoa học: Phương diện đầu tiên của sự quy hồi vĩnh cửu: với tư cách là vũ trụ học và vật lý học
- Ý chí quyền lực là gì?
- Hệ thống thuật ngữ của Nietzsche
- Nguồn gốc và hình ảnh lộn ngược
- Vấn đề đo lường các sức mạnh
- Thứ bậc
- Ý chí quyền lực và tình cảm quyền lực
- Sự-trở-thành-phản-ứng của các sức mạnh
- Tính hai mặt của ý nghĩa và giá trị
- Phương diện thứ hai của sự quy hồi vĩnh cửu: với tư cách là tư tưởng đạo đức và chọn lọc
- Vấn đề sự quy hồi vĩnh cửu
Chương III: PHÊ PHÁN
- Sự biến đổi của các khoa học về con người
- Hình thức biểu đạt câu hỏi ở Nietzsche
- Phương pháp của Nietzsche
- Chống lại các bậc tiền bối
- Chống chủ nghĩa bi quan và chống Shopenhaueur
- Các nguyên tắc dành cho triết học về ý chí
- Sơ đồ của “Phả hệ luân lý”
- Nietzsche et Kant, nhìn từ các nguyên tắc
- Thực hiện phê phán
- Nietzsche và Kant, nhìn từ hệ quả
- Khái niệm sự thật
- Nhận thức, luân lý và tôn giáo
- Tư duy và đời sống
- Nghệ thuật
- Hình ảnh mới của tư duy
Chương IV: TỪ PHẪN HẬN ĐẾN MẶC CẢM TỘI LỖI
- Phản ứng và phẫn hận
- Nguyên tắc của phẫn hận
- Loại hình học về phẫn hận
- Các đặc điểm của phẫn hận
- Nó tốt? Nó độc ác?
- Ngộ biện
- Sự phát triển của phẫn hận: giáo sĩ Do thái
- Mặc cảm tội lỗi và nội tâm
- Vấn đề nỗi đau
- Sự phát triển của mặc cảm tội lỗi: linh mục Kitô giáo
- Văn hoá nhìn từ quan điểm tiền sử
- Văn hoá được xem xét từ quan điểm hậu- lịch sử
- Văn hóa xem xét từ quan điểm lịch sử
- Mặc cảm tội lỗi, trách nhiệm, tội lỗi
- Lý tưởng khổ hạnh và bản chất của tôn giáo
- Chiến thắng của các sức mạnh phản ứng
Chương V: SIÊU NHÂN: CHỐNG BIỆN CHỨNG PHÁP
- Chủ nghĩa hư vô
- Phân tích về lòng thương
- Chúa đã chết
- Chống chủ nghĩa Hegel
- Những biến thể của biện chứng pháp
- Nietzsche và biện chứng pháp
- Lý thuyết về con người thượng đẳng
- Phải chăng con người, về bản chất, là có tính “phản ứng”?
- Chủ nghĩa hư vô và sự chuyển hoá: tiêu điểm
- Khẳng định và phủ định
- Ý nghĩa của khẳng định
- Sự khẳng định kép: Ariane
Kết luận