Câu chuyện anh Tư đem hết số tiền dành dụm xây mộ cho cha, mẹ mình, làm quà kính tặng người thầy dạy củ khiến cho Ba Chữ phải suy nghĩ nhiều. Nơi người nông dân còn trẻ tuổi này có những ý tưởng khác với thói tục, và khác biệt ấy mang đậm tính chất hợp lý, hợp tình.
Ba Chữ không có trình độ suy diễn xa hơn về các sự việc, song anh mơ hồ cảm nhận là những người Việt tìm về khai thác vùng đất miền Nam mới mẻ, rộng lớn và còn khá hoang vu này đã do hoàn cảnh tác động mà có, nhiều sự cải cách, nhiều sự sáng tạo, họ luôn tìm kiếm mới lạ trong cách suy tưởng, cũng như trong mọi sinh hoạt.
Thông tin tác giả
Tên thật là Nguyễn Đức Dũng, sinh (1926 - 2021) tại xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nho học. Vũ Hạnh là cán bộ văn hoá Khu uỷ Sài Gòn - Gia Định, hoạt động công khai ở nội thành Sài Gòn (hoạt động đơn tuyến). Trong hoàn cảnh viết trên sách báo công khai dưới chế độ ở miền Nam, ông đã có cách viết khéo léo để vẫn đưa được những thông điệp tiến bộ đến quần chúng mà không bị kẻ thù đàn áp. Sau năm 1975, ông làm Tổng thư ký Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên ban chấp hành Liên Hiệp Các Hội Văn Học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác phẩm chính: Vượt thác (1963), Mùa xuân trên đỉnh non cao (1964), Chất ngọc (1964), Ngôi trường đi xuống (1966), Bút máu (1971), Con chó hào hùng (1974), Cô gái Xà Niêng (1974), Ăn Tết với một người điên (1985), Sông nước mênh mông (1995),Lửa rừng (1972) Hồi ký: Cái tết khó quên (1990), Một chặng đường bút mực (2000), Người Việt cao quý (1965), Đọc lại Truyện Kiều (1966), Tìm hiểu văn nghệ (1970),...
Ông được trao tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2007.