Tư Duy Doanh Nhân - The Entrepreneur Mind
Trong Tư duy doanh nhân, tác giả sẽ trình bày chi tiết cách các doanh nhân vĩ đại phản hồi nhanh chóng, luôn đặt công việc lên hàng đầu, thường xuyên tham vấn người hướng dẫn, tuyển chọn đội ngũ giỏi nhất, tạo ra môi trường căng thẳng cao độ, sử dụng thời gian hợp lý,...
100 bài học trong cuốn sách là những nguyên tắc cơ bản tôi sử dụng để xây dựng công ty triệu đô khi còn trẻ. Cuốn sách được chia thành bảy phần: Chiến lược, Giáo dục, Con người, Tài chính, Marketing và Bán hàng, Khả năng lãnh đạo, và Động lực.
Phần Chiến lược: Tác giả để cập đến việc nghĩ lớn để phát huy tối đa tiềm năng của bản thân, tạo thị trường mới cho công ty mình, thuê đội ngũ, tính toán rủi ro và đưa ra những lựa chọn sáng suốt, áp dụng công nghệ tự động hóa các quy trình, thực hiện những ưu tiên cao nhất đầu tiên, tận dụng tối ưu nhất các nguồn lực, tìm kiếm đối thủ để cạnh tranh và chuẩn bị sẵn cho bản thân một đường rút lui…
Phần Giáo dục: Tác giả đề cập đến việc đừng vội vàng lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh và học không nhất thiết phải đến trường Phần Con người: tác giả đề cập đến việc bạn nên học hỏi những người thông minh hơn, phải biết khiêm tốn và dù có kỳ quặc hay không thì cũng không có vấn đề gì, và chọn bạn đời một cách khôn ngoan…
Phần Tài chính: Tác giả đưa ra các bài học vè việc trả thuế, tránh dòng tiền âm, tạo dựng niềm tin để bạn có thể được trả tiền, thuê kế toán viên giỏi, quản lý tốt những khoản vay và tập trung tạp doanh thu…
Phần Marketing và Bán hàng: Tác giả đưa ra các bài học về việc xây dựng mối quan hệ, tối đa hóa giá trị cho sản phẩm và dịch vụ, tôn trọng khách hàng và chia sẻ với mọi người về công việc kinh doanh của bản thân… Phần Khả năng lãnh đạo: Tác giả đưa ra các bài học về việc vượt qua nỗi sợ hãi, dám phá cách, chấp nhận hy sinh và biến giấc mơ thành hiện thực…
Phần Động lực: Tác giả đưa ra các bài học về việc làm việc ngày tám giờ là tốt hay xấu, việc bạn có hiểu rõ giá trị của mình như thế nào, việc không thể duy trì một công việc, yêu cuộc sống vủa bản thân và việc trở thành doanh nhân không bao giờ là quá muộn.
Đánh giá của chuyên gia, tổ chức uy tín về cuốn sách cùng các giải thưởng
"Nếu bạn muốn thành lập công ty hoặc cải tiến doanh nghiệp của mình thì đây là một tài liệu tuyệt vời. Kevin đã cố gắng cô đọng những bài học quan trọng đúc rút từ kinh nghiệm xương máu của rất nhiều doanh nhân. Hãy đọc cuốn sách và bạn sẽ tiến xa trên thương trường." – ANDREW DIETZ, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Creative Growth Group.
“Kevin đã vạch ra tấm bản đồ đi đến thành công mà mọi doanh nhân phải đọc trước khi bước chân vào thương trường. Cuốn sách cung cấp một phương pháp linh hoạt để vượt qua trở ngại và những khúc quanh không thể tránh được trong công việc kinh doanh.” – CHAU NGUYEN, Nhà sáng lập và CEO của Campus Special.
“Một cuốn sách tuyệt vời cung cấp những kiến thức đôi khi khó nắm bắt mà các doanh nhân cần có để thành công. Tôi hoàn toàn ủng hộ Tư duy doanh nhân.” – DAVID MEREDITH, Chủ tịch Tập đoàn ePals International
Trích đoạn hay:
1. Là doanh nhân nghĩa là bạn phải suy nghĩ khác biệt. Trong khi hầu hết mọi người tìm kiếm sự an toàn thì doanh nhân lại chấp nhận rủi ro.
2. Một doanh nghiệp thất bại có thể vì hai lý do: một là khởi nghiệp nhưng không thể tồn tại lâu dài hoặc hai là không phát huy hết tiềm năng vốn có. Người ta thường chỉ nhìn vào việc công ty đóng cửa, nhưng không thể phát huy hết tiềm năng mới là điều tồi tệ hơn rất nhiều.
3. Có hai kiểu doanh nhân, một kiểu tạo ra thị trường mới và một kiểu khai thác thị trường cũ. Một mặt, doanh nhân tạo ra thị trường được xem là đột phá. Mặt khác, doanh nhân cạnh tranh trong những thị trường đã định hình được xem là bình thường.
4. Một trong số những lời bình luận gay gắt tới từ những người làm công ăn lương. Sự mỉa mai trong bình luận của họ quả thật vô cùng gay gắt. “Tôi luôn đặt gia đình lên trên hết.” Tôi nghi ngờ khẳng định chắc nịch này. Nếu họ muốn nghỉ hẳn một năm để chăm sóc cha mẹ già và chỉ dựa vào đồng lương ít ỏi thì quả là bất khả thi. Họ sẽ bị sa thải bởi suy cho cùng, họ chỉ là những người làm thuê.
5. Khi tìm hiểu lai lịch của những doanh nhân công nghệ thành đạt nhất, ta sẽ nhận thấy một đặc điểm chung. Cũng như tôi, họ sớm đã tiếp xúc với các công nghệ mới và độc quyền, điều này giúp họ nắm vững và sử dụng chúng cho mục đích thương mại sau này.
6. Thật không may, hầu hết trường trung học và đại học không dạy bạn cách để kinh doanh thành công. Một số doanh nhân thành đạt nhất rời ghế nhà trường sớm với lý do mong muốn trải nghiệm thực tế. Doanh nhân tự trau dồi chủ yếu thông qua việc đọc sách, học hỏi từ những người thành đạt, theo dõi các tạp chí chuyên ngành, tham dự hội thảo và vô vàn cách khác.
7. Nếu được chọn dành một tuần tiếp xúc với những người thật sự thông minh hoặc với những người “thường thường bậc trung”, một người bình thường sẽ chọn nhóm thứ hai. Ai có thể trách họ chứ? Nhưng đúng là thảm họa! Chính nỗi sợ hãi, cái tôi to đùng hoặc mong muốn hòa đồng đã ngăn họ học hỏi và phát triển. Vượt qua được cảm giác bất an này chính là bước đi đầu tiên tiến đến sự vĩ đại.
8. Một trong những nhận thức sai lầm nhất về việc thành lập nhóm hoặc tuyển nhân viên là một khi đã tìm được người giỏi, bạn tưởng như vấn đề về nhân lực đã được giải quyết và mọi người sẽ tạo được một nhóm làm việc chặt chẽ và hiệu quả trong nhiều năm. Doanh nghiệp hiếm khi nào vận hành như vậy, đặc biệt là những công ty non trẻ. Vì những lý do từ việc thiếu trình độ cho tới bị các công ty khác nẫng tay trên, bạn có thể biết chắc rằng mình sẽ mất nhân viên. Bởi vì sự tiêu hao sinh lực là không thể tránh khỏi, doanh nhân và người lãnh đạo của các công ty nhỏ phải quan niệm rằng luôn luôn tìm kiếm nhân tài.