Đối với đời người, Osho cho rằng giá trị cao cả nhất của cuộc đời là lòng yêu thương, sự vui cười và thiền định. Niềm ẩn thưởng vô giá nhất của cuộc đời là trải nghiệm được sự giác ngộ tâm linh (spiritual enlightenment). Sự giác ngộ độ được ông miêu tả là nằm yên trong “trạng thái bình thường của sự hiện hữu của tất cả mọi vật đang dùng xây vũ trụ”. Con người chúng ta lẽ ra ai cũng có thể trải nghiệm được trạng thái giác ngộ đó, nhưng sự thực là con người bị đánh lạc hưởng do hoạt động tư duy cũng như do long tróc và dục vọng sinh ra bởi sự ràng buộc của xã hội. Vì thế, thay vì hưởng được niềm vui cao cả của sự hữu hiện, con người rơi vào một tình trạng của sợ hãi và ức che. Ông quan niệm rằng, muốn trở lại trạng thái hồn nhiên và an lạc, con người phải tự mình giải thoát khỏi sợ hãi và ức chế.
Với nhận thức này, Osho hoàn toàn nằm trọn vẹn trong truyền thống của triết học Ấn Độ, nhất là trong Đại thừa Phật giáo. Nếu nhớ đến tư tưởng của Mu Minh trong Đại thừa khởi ta xuân, hay Thiên Tử Tân bìa thường là đạo" của Nam Tuyên, hay các phép hành trì của Phật giáo Tây Tạng, hay tư tưởng của các vị Đạo sự của thời hiện đại như Aurobingo hoặc Krishnamurti, ta dễ dàng thấy sự trùng hợp tuyệt đối về nhận thức luận giữa ông và các truyền thống đó. Chỉ có điều khác biệt là, Oshọ nói về các nhận thức này một cách hùng biện và mới mẻ, và nhất là với tính cách của một giáo si triết học, trong các luận giải, ông phối hợp một cách tài tình những truyền thống của Phật giáo, Kỷ-na giáo (Jainism), Ấn độ giáo, Lão giáo, Cơ-đốc giáo, Sufism (một truyền thống của Hồi giáo), và triết học cổ của Hy Lạp. Thế nhưng, cũng như mọi nhà đạo học khác, ông không quên chỉ rõ, không nuột nền triết học nào có thể diễn bày được chân lý, có thể thay thế được sự chứng thực cá nhân.
- trích từ bài giới thiệu "Osho, ông là ai?" của Nguyễn Tường Bách