Tất cả danh mục

Tam Quốc Chí Thông Tục Diễn Nghĩa (Bộ 3 Tập)

Giá bìa: 1.399.000 ₫

Giá bán tại NETA: 1.399.000 ₫

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. Mã giảm NETA2024 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  2. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  3. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  4. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
  • Tác giả:

  • Ngày xuất bản:

    03-2020
  • Kích thước:

    16 x 24 cm
  • Dịch giả:

    Nhóm Cổ Thư Lâu;
  • Nhà xuất bản:

    NXB Thanh Niên
  • Hình thức bìa:

    Bìa mềm
  • Số trang:

    0

Tam Quốc Chí Thông Tục Diễn Nghĩa (Bộ 3 Tập)

Danh tác “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của học sĩ La Quán Trung xưa nay được xếp đứng đầu trong Tứ Đại Kỳ Thư văn học kinh điển Trung Quốc cùng Thuỷ Hử, Tây Du Ký và Hồng Lâu Mộng.

Với độc giả Việt Nam, đây chính là bộ sách gối đầu giường không chỉ bởi nó có giá trị phản ánh thế cục lịch sử loạn lạc của thời Tam Quốc phân tranh, kéo dài khoảng hơn 100 năm, mà còn ẩn chứa rất nhiều những bài học quý giá cho nhân quần như quyền mưu chiến lược, đối nhân xử thế, tình nghĩa huynh đệ, bổn phận vua tôi, tránh nhiệm và danh dự của con người trong xã hội...

Cũng bởi thế mà “Tam Quốc Diễn Nghĩa” rất được độc giả Việt Nam yêu thích và trân trọng, lưu truyền qua hàng nghìn thế hệ độc giả mà không bao giờ đánh mất sự hấp dẫn và giá trị của tác phẩm. Khó có thể thống kê có bao nhiêu bản “Tam Quốc Diễn Nghĩa” đã từng được xuất bản ở Việt Nam từ xưa tới nay.

Nhờ sự xuất sắc về cả nội dung của tác phẩm lẫn thủ pháp sáng tác, tâm trí của độc giả được khắc sâu những hình tượng điển hình như Tào Tháo gian hùng, Gia Cát Lượng túc trí đa mưu, dốc tâm dốc lực phục hưng Hán triều, Trương Phi nóng tính như lửa, Quan Công nghĩa khí ngất trời, tình nghĩa Đào Viên sáng chói thiên thu... cùng hàng trăm nhân vật, mối quan hệ chằng chịt khác. Tất cả đều hiện lên sinh động, 7 thực 3 hư, lôi cuốn độc giả vào truyện để sống với khóc cười, vui mừng, khoái trá hay căm giận đến ứa máu bầm gan.

“Tam Quốc Diễn Nghĩa” được học sĩ La Quán Trung viết từ thế kỷ XIV, tính tới nay đã có hơn 700 năm tuổi đời. Trải qua quãng thời gian dài đằng đẵng đó, nội dung “Tam Quốc Diễn Nghĩa" đã bị thay đổi, bị biến tấu rất nhiều sau những đợt chỉnh lý, hiệu đính của các học giả đương thời.

Có lẽ không nhiều độc giả biết rằng, bản in “Tam Quốc Diễn Nghĩa” phổ biến nhất tại Việt Nam lâu nay là bản được dịch giả Phan Kế Bích chuyển ngữ từ bản hiệu đính - chỉnh lý của Mao Tôn Cương - một học giả đời Thanh. Và trong lúc thêm lục bớt hồng, Mao Tôn Cương đã thay đổi rất nhiều nội dung từ nguyên tác của La Quán Trung. Những thay đổi lớn cơ bản như sau:

- Tước bỏ rất nhiều các chương tấu, các bài bình luận, do vậy mà xa rời khá nhiều so với nguyên tác của La Quán Trung, cả về kết cấu tác phẩm, phong cách tự sự lẫn nhiều quan điểm kể chuyện.

- Cắt bỏ những chỗ được cho là dài dòng, những ý mà ông cho là trùng điệp.

- Cắt bỏ những phần mà họ Mao cho là sai lầm và chỉnh sửa, bổ sung những chuyện mà ông cho là tục bản chép sót (thực ra cổ bản Gia Tĩnh vốn không có, Mao tự ý thêm vào).

- Thêm vào một số bài cổ văn thời Tam quốc như Biểu tiến cử Nễ Hành, Hịch đánh Tào Tháo. - Tiến hành ráp hai hồi thành một hồi, xóa bỏ tiêu đề gốc, thay bằng tiêu đề hai câu đối ngẫu.

- Bỏ hết lời bình của Lý Trác Ngô (một người hiệu đính trước đó của “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, thay bằng lời bình của cha con Mao Tôn Cương).

- Sửa lại những chỗ bị bình điểm bôi xóa của Lý Trác Ngô.

- Bỏ những bài thơ vịnh cũ, thay bằng thơ của danh gia Đường, Tống.

- Bỏ những bài thơ thất ngôn do các nhân vật trong tiểu thuyết sáng tác.

- Cắt bỏ những chuyện mà ông cho rằng tục bản có nhưng cổ bản không có (nhưng thực sự thì cổ bản có những chuyện đó).

Như vậy, với cách chỉnh sửa, hiệu đính của mình, Mao Tôn Cương đã xa rời khá nhiều với nguyên tác của La Quán Trung, cả về kết cấu tác phẩm, phong cách tự sự lẫn nhiều quan điểm kể chuyện.

Đến nay, Nhà sách Tri Thức Trẻ Books xin trân trọng giới thiệu tới quý độc giả tác phẩm “Tam Quốc Chí Thông Tục Diễn Nghĩa” bản sách được in năm Gia Tĩnh thứ hai (1522), và hiện được coi là bản in CỔ NHẤT, GẦN SÁT NHẤT với nguyên tác của La Quán Trung hiện còn được lưu giữ.

Bởi là bản in cổ nhất, nên sách có nhiều khác biệt lớn so với bản phổ thông hiện hành của Mao Tôn Cương. Sách được xây dựng dưới dạng tiểu thuyết chương hồi về thời kỳ Tam quốc, biên soạn dựa trên bộ cổ sử “Tam Quốc Chí” của Trần Thọ, đồng thời được chia thành 24 quyển, gồm 240 hồi (trong khi đó, bản của Mao Tôn Cương chỉ có 120 hồi).

Thông tin tác giả

La Quán Trung

Sinh (khoảng 1330 - khoảng 14000) là tiểu thuyết gia Trung Quốc giai đoạn cuối thời Nguyên, đầu thời Minh. Tên tuổi của ông gắn liền với Tam quốc diễn nghĩa - một trong tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc. Ông được cho là người chỉnh biên, hoặc viết phần sau tác phẩm Thủy Hử của Thi Nại Am. Ông còn có một số tác phẩm tiêu biểu khác như Tùy Đường lưỡng triều chí truyện, Tàn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Đại Đường Tần vương từ thoại…

Thông tin dịch giả

Nhóm Cổ Thư Lâu

Nhóm Cổ Thư Lâu bao gồm những thành viên: Bùi Thông, Phạm Thành Long, Nguyễn Đức Vịnh, Võ Hoàng Giang, Lê Hải An, Cao Thế Khải, Nguyễn Đỗ Thuyên, Trần Minh Tiến.

Mùa hè năm 2016, bộ sử Tam Quốc Chí (Trần Thọ) lần đầu được giới thiệu đầy đủ, hệ thống tại Việt Nam. Điều gây ngỡ ngàng ở chỗ bộ sách đồ sộ này được ra đời từ những người bạn quen nhau qua mạng, gắn kết bởi có chung sự quan tâm tới cổ sử, quyết tâm làm bộ sách vì tình yêu với lịch sử.

Cuối tháng 11 năm 2017, nhóm dịch tiếp tục mang tới bất ngờ mới: họ chuyển ngữ và cho ra mắt tập một bộ Tư trị thông giám (Tư Mã Quang chủ biên). Đây là bộ sử đồ sộ, trong nguyên tác có tới 294 cuốn và ba triệu chữ Hán cổ. 

Về lí do thực hiện bộ sách, dịch giả Bùi Thông – thành viên trụ cột của nhóm chia sẻ: “…Như một guồng máy đang chạy, chững lại một thời gian bỗng thấy hụt hẫng. Lại cũng vì ham thích nghiên cứu cổ sử, nhóm muốn dịch một bộ sách nữa, liên quan ít nhiều với sử Việt, để gọi là có ích với cộng đồng.

Tư trị thông giám được chọn sau một thời gian bàn bạc và cân nhắc. Đây là bộ sử bao hàm những giá trị rộng lớn, cho ta hiểu thêm về tư duy và phương cách trị quốc truyền thống của giới lãnh đạo Trung Quốc, đáng để người Việt xem, ngẫm, ghi nhớ. Song, cũng phải nói đây là một sự liều lĩnh, bởi lẽ đây là một bộ sử đồ sộ bậc nhất của Trung Quốc. Nhưng chúng tôi vẫn tâm niệm rằng núi dẫu cao, bước kiên trì vẫn có thể lên tới đỉnh.”
Nói về việc phân chia công việc, dịch giả Bùi Thông cũng chia sẻ: Vì bộ sách dài, nhóm phân chia mỗi người dịch một số kỷ nhất định. Một số người phụ trách sưu tầm sử liệu, nguồn dịch, các tài liệu đối chứng rải rác trong “Nhị thập tứ sử” so sánh với tư liệu gốc, tránh sai sót.

Sau khi dịch xong vài cuốn nhỏ, sẽ chuyển sang cho một người hiệu đính, loại bỏ câu tối nghĩa, hoặc dịch chưa tròn ý, bổ sung chú thích cần thiết còn thiếu.

Hiệu đính xong, một số người khác sẽ tập trung rà soát từng câu, đảm bảo ngữ nghĩa thông suốt, thoát ý, câu văn không bị vấp váp, sửa lỗi chính tả. Cứ thế dần dần hoàn thành từng tập.

Ông Phạm Thành Long, một thành viên khác trong nhóm chia sẻ thêm: “Có thể nói là nhờ sự xuất hiện của Tam Quốc chí, nhóm dịch ban đầu chỉ gồm ba người đã kết nối được với nhiều bạn bè mới cũ cùng sở thích để hình thành nhóm Cổ Thư Lâu. Mỗi người phụ trách một công đoạn.” 

Nói về việc bộ sách này, nhóm Cổ Thư Lâu từng có lần lên tiếng: Bắt tay vào việc chuyển ngữ pho sử đồ sộ này, nói là một thu chơi, hoặc một việc làm “không tự lượng sức”, đối với nhóm dịch và biên soạn, thế nào cũng đúng.

Sách Tam Quốc Chí Thông Tục Diễn Nghĩa (Bộ 3 Tập) của tác giả La Quán Trung, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark
Tam Quốc Chí Thông Tục Diễn Nghĩa (Bộ 3 Tập)

Giá bìa: 1.399.000 ₫

Giá bán tại NETA: 1.399.000 ₫