Các Lựa Chọn Trong Đầu Tư Vốn Con Người
Một quyển sách khiêm tốn về dung lượng nhưng dày về tri thức khoa học. Tôi tin là sau khi đọc lướt qua tựa sách và mục lục, quý vị có chút băn khoăn trước khi dành một phần thu nhập khả dụng để sở hữu ấn phẩm này phải không? Nếu đúng như vậy, tôi xin cảm ơn và gửi lời chào trân trọng đến quý vị, những độc giả nghiêm túc, vì nhờ đó tôi có cơ hội được tiếp tục trò chuyện với quý vị qua phần lời ngỏ này.
Hình thức của quyển sách này không quá lạ lẫm so với các ấn phẩm cùng loại. Tuy nhiên, đây có thể được xem là một chuyên khảo khá mới mẻ, liên quan đến kinh tế học giáo dục trong bối cảnh nghiên cứu giáo dục của Việt Nam hiện nay. Nếu đọc đến chương cuối cùng của chuyên khảo, quý vị sẽ cảm nhận được sự bất ngờ với cách tiếp cận khá triệt để và hấp dẫn về giáo dục, đó là xem giáo dục như đầu tư vốn con người và không phải lúc nào cũng nên đầu tư vào loại vốn này. Nó có ích cho những ai thật sự quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng vào việc ra quyết định về giáo dục cả trên bình diện cá nhân và gia đình, tổ chức, cũng như đối với các nhà hoạch định và thực thi chính sách...
Về tác giả - Bùi Chí Bình
Tốt nghiệp Cử nhân Sư phạm (Đại học Cần Thơ), Thạc sỹ Nghiên cứu Giáo dục (KU Leuven), và đang là Nghiên cứu sinh về Giáo dục Đại học (Đại học Houston). Tác giả từng làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu trước khi trở thành giảng viên. Ngoài việc giảng dạy và xuất bản các nghiên cứu, tác giả đã có nhiều bài thuyết trình ở Việt Nam cũng như Hoa Kỳ về đầu tư vốn Col) người, toàn cầu hóa, và viễn cảnh của các nền giáo dục đại học, Tác giả cũng tham gia bình duyệt cho Cambridge Journal of Education, Educational Review, International Journal of Educational Reform, và nhiều tạp chí khoa học khác.
Tác giả đã đến và tìm hiểu cách thức tương tác giữa giáo dục và các yếu tổ kinh tế - Xã hội ở nhiều quốc gja. Quyển sách này phản ánh những trải nghiệm đó