Tất cả danh mục

Cư Trần Lạc Đạo Phú

Giá bìa: 55.000 ₫

Giá bán tại NETA: 44.000 ₫

Tiết kiệm: 11.000 ₫-20%

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. Mã giảm NETA2024 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  2. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  3. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  4. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
  • Tác giả:

  • Ngày xuất bản:

    12 - 2019
  • Kích thước:

    13 x 19 cm
  • Nhà xuất bản:

    NXB Hà Nội
  • Hình thức bìa:

    Bìa mềm
  • Số trang:

    121
Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng chia sẻ “Cư Trần Lạc Đạo Phú là bản văn đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ Việt. Quan trọng hơn nữa, nó chỉ dạy cho chúng ta sống giải thoát ngay trong cuộc đời, được vị sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Việt Nam vào thế kỷ 13 viết ra. Trần Nhân Tông là vị vua thứ ba của đời Trần, có thể nói là vị vua lỗi lạc nhất của đời Trần, và cũng là một Thiền sư sáng chói.

Chúng tôi chú giảng bản văn này bằng Thiền, Đại Toàn Thiện (Dzogchen, Maha Ati) của Ấn Tạng và bằng Kinh, với ước nguyện làm rõ Nền tảng của Phật giáo, không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia và văn hóa.”

Trích sách:

HỘI THỨ NHẤT

Mình ngồi thành thị,

Nết dụng sơn lâm

Người thấy đạo, sống trong đạo thì tuy ngồi ở thành thị, nhưng trong bản tâm hay bản tánh của tâm vẫn tịch lặng, bình an, bao la như núi rừng bất động. Đây chỉ là một cách nói theo đời thường, theo chân lý tương đối, quy ước. Thật ra thành thị cũng chính là sơn lâm. Khi thấy được bản thể của tất cả các hiện tượng, bản tánh của tất cả các hình tướng, thì các hiện tượng bình đẳng trong bản thể ấy, các hình tướng bình đẳng trong bản tánh ấy. Đây là Bình đẳng tánh trí. Không có gì là thành thị lao xao của sanh tử; chỉ có một vị bình lặng an vui của Niết bàn.

Muôn nghiệp lặng an nhàn thể tính,

Nửa ngày rồi tự tại thân tâm.

Thể là thân thể, tính là bản tánh, hay bản tánh của tâm. Muôn nghiệp lăng xăng đều bình lặng, như khói bay lên trời mất hút. Đây là sự an nhàn của bản tánh, xưa nay chưa từng sanh, vô sanh.

Nửa ngày, hay nửa đời, hay nửa a tăng kỳ kiếp thân tâm vẫn rỗi (rồi) rảnh, không còn có cái gì có thể lôi thân tâm này về chốn bụi bặm ồn náo phiền não. Như Kinh Viên Giác nói, “Vàng khi đã thật là vàng thì không thể thành trở lại quặng vàng”.

Tham ái nguồn dừng,

Chẳng còn nhớ châu yêu ngọc quý.

Thị phi tiếng lặng,

Được dầu (tha hồ) nghe yến thốt oanh ngâm.

Nguồn tham ái dừng tức là nguồn sanh tử dừng, tất cả tướng là tánh, tất cả là châu ngọc, còn cái gì khác mà tham lam nắm bắt?

Thị phi tiếng lặng, tâm phân biệt ta – người, tôi và thế giới, đúng sai, xấu tốt… tan vào tánh Không. Không có gì là bốn tướng ta, người, chúng sanh, thọ mạng. Chỉ một tâm rỗng rang, bao la, toàn khắp; trong ấy tất cả đều thanh tịnh một cách bổn nguyên. Như Kinh A Di Đà nói: “Ở Tịnh độ, chim chóc đều là Phật A Di Đà biến hóa ra, mọi tiếng hót đều là Pháp”.

Chơi nước biếc, ẩn non xanh,

Nhân gian có nhiều người đắc ý.

Biết đào hồng, hay liễu lục,

Thiên hạ năng mấy chủ tri âm?

Non xanh nước biếc là cái gì? Nói điều gì?

Đào thì hồng, liễu thì lục, nhưng có mấy người “biết, hay” như vậy? Nếu biết, nếu hay bèn là tri âm. Tri âm với chính mình, với người khác, và với thế giới đang hiện bày bản tánh của chúng.

Nguyệt bạc vầng (trời) xanh,

Soi mọi chỗ thiền hà lai láng.

Liễu mềm hoa tốt,

Ngất quần sinh huệ nhật sâm lâm.

Đây là Cái Thấy của Đại Toàn Thiện (Dzogchen). Thiền gọi là thấy tánh, thấy bản tánh của mọi sự. Dùng ngôn ngữ hiện đại là thấy thực tại. Cái thấy này khiến ta thọ dụng được thế giới, con người, gọi là Tự thọ dụng tam muội.

Nhờ Chỉ – Quán, Chỉ – Quán đồng thời khiến tâm đã trở lại thanh tịnh, đọc lên hai câu này liền thấy. Có cái gì chẳng phải là bản tâm, bản tánh của ta?

Cái thấy ấy như soi thấy mặt mình trong gương vậy.

Soi mọi chỗ sông thiền lai láng: Đầy mắt là thực tại; đời sống tràn bờ sự thanh tịnh và niềm vui.

Ngất quần sinh huệ nhật sâm lâm: Ánh sáng của mặt trời trí huệ trùm khắp muôn sự muôn vật, biến mọi sự thành ánh sáng an bình siêu thoát.

Mọi nơi mọi chỗ đều được soi sáng bởi mặt trăng Từ Bi và mặt trời Trí Huệ này.

Nói theo Đại Toàn Thiện, trong cái thấy này có tinh túy là tánh Không, bản tánh là quang minh, và năng lực là sự hiện tướng của mọi sự.

Lo hoán cốt, ước phi thăng,

Đan thần mới phục.

Nhắm trường sinh, về thượng giới,

Thuốc thỏ (mặt trăng) còn đam.

Đây là sự tu luyện theo Lão giáo và những phái chủ trương chuyển hóa thân tâm.

Trong khi đó, Thiền và Đại Toàn Thiện giới thiệu trực tiếp vào bản tánh của tâm, vào nền tảng của mọi hiện hữu mà mỗi người đang sống, hoạt động, suy nghĩ trên và trong đó, ngay tại đây và bây giờ.

Khi đã thấy tánh thì vẫn tu, nhưng là tu cái Không Tu, hành cái Vô hành hay nói theo Đại Toàn Thiện và Đại Ấn (Mahamudra) là thiền định cái Không thiền định

Sách dễ xem chơi,

Yêu tính sáng hơn yêu châu báu.

Kinh nhàn đọc dấu,

Trọng lòng rồi (rỗi) trọng nữa hoàng kim.

Thiền và Đại Toàn Thiện được xem là dễ, vì tu cái vốn có, vốn hiện hữu nơi mỗi người. Kinh Đại Bát Niết Bàn nói: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”. Kinh Pháp Hoa nói con đường Phật giáo là Khai, Thị, Ngộ, Nhập, tức là Khai Thị Ngộ Nhập cái thấy biết của Phật (Tri Kiến Phật) sẵn có nơi mỗi người.

“Dễ” và “chơi” vì “nội Tự Tại kinh lòng hằng đọc” (Hội thứ Tám). Tâm thì luôn luôn có mặt dù tĩnh dù động, nên bản tánh của tâm luôn luôn có mặt, đó là dễ. Tư tưởng khởi lên thì sanh từ bản tánh của tâm, trụ trong bản tánh của tâm và tan trong bản tánh của tâm. Sóng không ra khỏi đại dương, sóng chính là đại dương. Đó là chơi.

Tính sáng (quang minh) thì luôn luôn hiện diện, tấm gương không sáng thì lấy gì để thấy các bóng trong gương, không có ánh sáng căn bản thì lấy gì để mắt thấy sắc, tai nghe thanh, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân biết xúc chạm, ý biết suy nghĩ?

Tính sáng, ánh sáng căn bản, là môi trường cho các giác quan hoạt động, và cũng là cội nguồn của các giác quan. Tính sáng tỏa chiếu qua các giác quan, và chúng ta có đời sống, có thế giới, có con người.

Thấy bóng trong gương ở đâu tức là thấy gương sáng ở đó, thấy tướng ở đâu tức là thấy tánh ở đó. Như Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Sắc tức là Không, Không tức là Sắc”. Ánh sáng căn bản, tấm gương sáng ấy chiếu soi mà chẳng nhiễm ô, vì chẳng có bóng nào dính chặt vào tấm gương sáng được. Tính sáng này vốn là giải thoát vì không bị bất cứ hình bóng nào làm chướng ngại.

“Kinh nhàn” là kinh hiển lộ cho chúng ta thấy tánh Không, “đọc dấu” là đọc rất yêu quý.

Trong lòng rỗi thì không cần nữa hoàng kim. Lòng rỗi là Vô tâm, là tâm đã trở về nguồn của nó là tánh Không, thế sự thành vô sự.

Trong Hội thứ nhất này, ngài giới thiệu cho chúng ta bản tánh của đời sống, gồm có thế giới, chúng sanh và chính chúng ta. Bản tánh ấy là cái hay biết (tánh biết) và tính sáng. Chúng ta chỉ an vui khi đạt đến và sống trong bản tánh ấy, và những vấn nạn thuộc thân phận con người sẽ chấm dứt.

Thông tin tác giả

Nguyễn Thế Đăng

Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng là một nhà sư, thuộc thế hệ thứ ba của Tổ Khai sơn chùa Tây Tạng ở Bình Dương là Thiền sư Nhẫn Tế (1888 – 1951). Tổ vốn thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 40, từng sang Ấn Độ, Nepal và Tây Tạng tham bái và tu học. Tổ đã cầu đạo ở Tây Tạng, đắc pháp và được ban cho pháp danh Thubten Osel bởi những vị cao cấp của dòng Mũ Vàng (Gelugpa). Sau hơn một năm ở Tây Tạng, Tổ được phép trở về Việt Nam để lập chùa Tây Tạng, Bình Dương.

Tác phẩm đã in: Bài Ca Của Tự Do Và Niềm Vui (2022), Vũ Trụ Trong Hạt Bụi (2022), Thực Hành Theo Luận Đại thừa Khởi Tín (2021), Thiền Tông Bản Hạnh (2020), Chú Giảng Cư Trần Lạc Đạo Phú (2019), Kinh Nhập Lăng Già – Dịch Và Giảng (2016), Lục Tổ Pháp Bảo Đàn Kinh Giảng Giải (2016), Kinh Lăng Nghiêm Hành Giải (2016), Kinh Viên Giác Lược Giảng (2015), Thực Hành Kinh Kim Cương Bát Nhã…

Sách Cư Trần Lạc Đạo Phú của tác giả Nguyễn Thế Đăng, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark
Cư Trần Lạc Đạo Phú

Giá bìa: 55.000 ₫

Giá bán tại NETA: 44.000 ₫

Tiết kiệm: 11.000 ₫-20%