Một Góc Nhìn Về Câu Chuyện Khai Minh
“Đúng Việc” là con đường cho mọi đổi thay có tính cách mạng của cá nhân, gia đình, tổ chức và quốc gia. Sách “Đúng Việc” đề cập đến những vấn đề căn cơ và nền tảng nhất của con người, đó là: làm người (đạo sống), làm dân (đạo dân) và làm nghề (đạo nghề) bằng một văn phong rất dí dỏm, súc tích và có tính hệ thống cao. Từ đó, sách gợi mở phương pháp luận để mỗi người có thể tự đi tìm chân lý, tự thấu hiểu bản thân, tự tìm ra đường đời của mình, hình thành đạo sống, đạo dân và đạo nghề của riêng mình. Hay nói cách khác, “Đúng Việc” là một góc nhìn khai minh, một phương pháp luận nhằm góp sức cho mỗi người, mỗi nhà, mỗi tổ chức và mỗi xứ sở trên hành trình tự tìm ra “đích đến” và “con đường” cho sự đổi thay có tính cách mạng của riêng mình.
Trích đoạn sách Đúng Việc
"Công việc" của bất kỳ ai trong đời cũng bao gồm “Làm người”, “Làm dân” và “Làm nghề”. Lựa chọn “đúng việc” hay “sai việc” của mỗi người trong từng "công việc" ấy sẽ làm nên cuộc đời họ, cũng như góp phần làm nên gia đình, tổ chức và xã hội mà họ đang sống.
Bởi lẽ, con người thì khác với muông thú, cỏ cây và máy móc; con người tự do thì khác với con người nô lệ, con người công cụ, con người phận vị, con người hoang dã; công dân thì khác với thần dân hay nô dân; người thầy thì khác với thợ dạy hay máy dạy; trí thức thì khác với trí nô; nhà báo thì khác với bồi bút; nhà quản trị thì khác với kẻ cai trị; lãnh đạo thì khác với cầm quyền; doanh nhân thì khác với trọc phú hay con buôn...
Nhưng làm sao lựa chọn nếu không hề biết đến sự tồn tại của những lựa chọn, không rõ đâu là sự khác biệt giữa chúng và đâu là "mình" giữa những lựa chọn đó? Làm sao có thể làm đúng việc khi chưa biết đâu là cái đúng? Làm sao "làm ra chính mình", làm sao "hãy là chính mình" khi chưa biết "đâu là mình"... Hành trình "tôi đi tìm tôi" đó cũng là câu chuyện khai minh của mỗi con người, mỗi nhà, mỗi tổ chức và mỗi xứ sở.
Mục lục sách Đúng Việc
- ĐÔI LỜI CHIA SẺ
- Phần 1: Làm người
- 1. Thế nào là con người? Làm người là... làm gì?
- 2. Để làm được “người”, cần có những năng lực gì?
- 3. Làm thế nào để có được “Năng lực làm người”?
- 4. “Ta là sản phẩm của chính mình”
- 5. Thay lời kết về câu chuyện “Làm người”
- Phần 2: Làm dân
- 1. Tại sao phải bàn về “làm dân”?
- 2. Làm chủ công ty và làm chủ quốc gia
- 3. “Vua chủ”, “dân chủ” và “hình thức khác”
- 4. Lập pháp, hành pháp và tư pháp
- 5. Mặc định, hiến định và luật định
- 6. “Pháp quyền”, “pháp trị” và “nhân trị”
- 7. “Nô dân”, “thần dân” và “công dân”
- 8. “Dân trí”, “dân quyền” và “dân sinh”
- 9. Làm sao để có được “năng lực làm dân”?
- Phần 3: Làm nghề
- 1. “Làm việc” cũng là “làm người”!
- 2. Quản trị hay cai trị? Lãnh đạo hay cầm quyền?
- 3. Đầy tớ hay phụ mẫu?
- 4. Doanh nhân, trọc phú hay con buôn?
- 5. Trí thức hay trí nô?
- 6. Sử gia hay sử nô?
- 7. Nhà báo hay bồi bút? Nhà văn hay văn nô?
- 8. Ca sĩ hay thợ hát? Diễn viên hay thợ diễn?
- 9. Và một số nghề khác
- Phần 4: Làm giáo dục
Triết lý và Định chế- 1. Nhà trường
- 2. Nhà giáo
- 3. Gia đình
- 4. Người học
- 5. Nhà nước
- THAY LỜI KẾT