"Phan Khôi là biểu tượng cho một tri thức luôn có khả năng thay đổi, luôn có khả năng tự vượt thoát và vượt thoát. Phan Khôi là hiện thân của một nhà văn tràn đầy chất lửa, nồng nhiệt trong tương giao văn học. Trong dòng chảy văn học Việt Nam có phần tù đọng, Phan Khôi là người luôn góp phần khơi nguồn. Trong ngôi nhà văn học Việt Nam lắm khi ngột ngạt, Phan Khôi là người mở toang các cửa. Trong tinh thần và hành động ấy, Phan Khôi mãi mãi không già."
(Trích Phan Khôi làm văn học)
"Với Hồ Hữu Tường, văn hóa phải thể hiện trong cách sống, văn hóa là trải nghiệm, là nỗ lực để hoàn thiện mình trong suốt cuộc đời, không phải là lý thuyết, là kiến thức, nó thấm nhuần trong toàn bộ con người chúng ta, chi phối trong từng ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, đó là trải nghiệm toàn diện: lý trí, tình cảm, bản năng, cơ thể, rồi trở thành phản ứng tự nhiên của mỗi người, theo nguyên tắc chân, thiện, mỹ."
(Trích Hồ Hữu Tường, như tôi nhìn thấy)
"Nhưng phải chăng rồi các tự nhiên sẽ phải trở về? Phải chăng sự có mặt của dòng mưa Lưu Quang Vũ nói với chúng ta là trong văn học Việt bao giờ cũng có những ngoại lệ, bao giờ cũng có tiếng nói lẻ loi tách khỏi bầy đàn? Và bầy đàn không phải bao giờ cũng đúng. Và cái tôi chính trị, cái tôi xã hội chỉ là một phần rất nhỏ trong mỗi người. Và đừng xem thường trực giác của người nghệ sĩ."
(Trích Lưu Quang Vũ: dòng mưa ánh sáng)