Phật giáo Tạng truyền và Phật giáo Hán địa đều cố nguồn gốc từ Phật giáo Ân Độ, nhưng lại có sự phân biệt khá rõ ràng. Phật giáo Tạng truyền sau khi có sự dung hợp với Phật giáo An Độ và Bản giáo của Tây Tạng hình thành nên dáng vẻ tôn giáo độc đáo riêng của mình. Ví như có thể thấy được sắc thái của chư tôn Kim cương phẫn nộ biểu thị sự uy nghi trong các tự viện và trong tay của chư tôn hiện tướng phẫn nộ có cầm nhiều pháp khí biểu thị sự sợ hãi với nhiều sắc thái khác nhau. Đặc biệt qua sự miêu tả trong các bức tranh Đường Ca - viên ngọc trong nghệ thuật Mật tông Tây Tạng. Nhiều người cho rằng: “Một bức Đường Ca chính là một bộ giáo pháp Kim cương thừa”. Những hình tượng hiện lên trong bức Đường Ca có sắc thái mỹ lệ và hàm chứa ngụ ý đặc thù riêng, nhưng cũng thể hiện rất rõ ràng những phong vị độc đáo của Phật giáo Tạng Mật.
Nghệ thuật Đường Ca Tây Tạng ngoài sắc thái mỹ lệ, nét vẽ tỉnh tế ra, quan trọng hơn còn mượn những đồ hình trên đó để thể hiện đặc điểm giáo lý cơ bản của Phật giáo. Đằng sau những hình tượng trong Đường Ca, thực tế ẩn chứa nội hàm Phật giáo bí mật, là một công cụ để giải thích rõ ràng và quan trọng giáo nghĩa của Phật giáo Tạng truyền.
Trong nghệ thuật Đường Ca, cũng có một vài pháp khí lại không được cẩm trong tay của chư Tôn mà được cúng phụng ở trước đài hoa sen của Phật, Bồ Tát. Những cúng phẩm bình thường như nước thanh tịnh, hoa tươi, đều được dùng trong nghi thức, pháp tu Phật giáo tương ứng, đồng thời cũng có ý nghĩa tượng trưng đặc thù riêng.Tranh Đường Ca thần kỳ mỹ lệ có thể nói là một bộ Bách khoa toàn thư Phật giáo Tạng truyền có ý nghĩa tượng trưng đầy đủ. Cuốn “Pháp khí Mật tông” được soạn dựa trên ý nghĩa đố, chủ yếu dựa vào ý nghĩa tượng trưng của các pháp khí để phân loại gồm năm phương diện đó là: Khí vật tượng trưng cho sự ôn hòa, khí vật tượng trưng cho sự sợ hãi, binh khí, châu báu cát tường và cúng phẩm, dần dần hiện ra trước mắt bạn đọc hơn 100 tác phẩm Đường Ca tinh thế, cùng 40 bức vẽ tinh diệu, nhằm khai mở sự uyên áo thần bí của pháp khí Mật tông Tây Tạng. Đặc biệt, trong các tác phẩm Đường Ca được lựa chọn, có hơn 20 bức là tài sản vô giá của Viện Bảo tàng Cố Cung, Bắc Kinh. Những tác phẩm Đường Ca này đều là cống phẩm mà xưa kia Hoàng đế được tiến cống, vô cùng hiếm thấy trên thế gian, điều đó thể hiện trình độ rất điêu luyện và giá trị của nghệ thuật Đường Ca.