Tất cả danh mục

Tự Sự Của Một Người Làm Khoa Học

Giá bìa: 135.000 ₫

Giá bán tại NETA: 114.750 ₫

Tiết kiệm: 20.250 ₫-15%

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. Mã giảm NETA2024 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  2. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  3. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  4. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
  • Tác giả:

  • Ngày xuất bản:

    03-2013
  • Kích thước:

    14.5 x 21 cm
  • Nhà xuất bản:

    NXB Tổng hợp TP.HCM
  • Hình thức bìa:

    Bìa mềm
  • Số trang:

    566
Tự Sự Của Một Người Làm Khoa Học

"Tôi hân hạnh giới thiệu một cuốn sách mới của tôi có tựa đề là Tự sự của một người làm khoa học. Sách do Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh mới xuất bản tuần vừa qua. Đây là cuốn sách có phần cá nhân trong đó, viết về những gì mình đã trải nghiệm qua, những gì mình đã nghe và thấy, những cảm nhận và tâm tư cá nhân.

Cuốn sách bắt đầu từ một dịp kể chuyện hơn 10 năm trước. Dạo đó, một tờ báo bên Mĩ có mở cuộc thi viết về những mảnh đời trên đất Mĩ, và tôi có tham gia một bài kể chuyện hành trình từ Việt Nam, sang Thái Lan, đi Úc, và sang Mĩ. Đó là một bài viết góp vui với đồng hương, chứ tôi không có hi vọng chiếm giải gì cả. Ấy thế mà đến vòng chung kết thì ban giám khảo cho bài viết một giải thưởng trị giá vài trăm USD (tôi không còn nhớ nữa). Nhiều bạn bè cùng thời ở Thái Lan, Mĩ, và Úc biết tôi, đã viết thư động viên tôi nên viết lại câu chuyện của tôi cho hoàn chỉnh. Họ nói những câu chuyện của tôi cũng chính là những câu chuyện của họ. Nhưng thời gian trôi qua nhanh và tôi cũng quên đề nghị đó.

Bẵng đi một thời gian 10 năm sau, khi có một đề nghị khác, lần này từ một người bạn ở Việt Nam. Đó là anh Nguyễn Công Thắng, một biên tập viên kì cựu cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Anh là người biên tập hai cuốn sách Đi vào nghiên cứu khoa học (Nxb Tổng Hợp, 2011), và Chất lượng giáo dục đại học (Nxb Tổng Hợp, 2011). Anh cũng là độc giả của trang web cá nhân của tôi. Một hôm, tôi đề nghị in thêm một cuốn sách về kĩ năng mềm cho nhà khoa học, nhưng anh đề nghị tôi nên in một cuốn sách gì “nhẹ nhàng” hơn. Tôi không nghĩ ra thế nào là nhẹ nhàng, thì anh gợi ý là những bài viết về quê tôi, những bút kí về bạn bè và người thân, và câu chuyện tôi bươn chải trong thế giới phương Tây như thế nào.

Cũng mất vài tháng suy nghĩ về nội dung để cho ra đời một cuốn sách như thế. Nay thì sách đã in và đang được trình làng cùng bạn đọc nhân ngày Tết Quí Tị (trong Chợ hoa Nguyễn Huệ). Sách gồm 5 phần: Tự sự, người thân và bè bạn, đọc - nghe - cảm nhận, du kí, và trò chuyện. Phần tự sự là những câu chuyện tôi đến Thái Lan và cuộc sống bên Úc. Đáng lẽ câu chuyện dài hơn và sống động hơn trong những năm sau 1975, nhưng có lẽ chưa phải thời điểm kể lại những chuyện không vui đó. Thành ra, câu chuyện giới hạn trong thời ở trại tị nạn và những ngày tháng đầu trên xứ người. Những trải nghiệm về tự học, và kinh nghiệm trong những lần phỏng vấn và đề bạt cũng được thuật lại như là những kỉ niệm cá nhân để người đọc có thể cảm nhận một chút về mảnh đời của người Việt ở thế giới Tây phương ra sao. Tôi nghĩ đó là kỉ niệm của tôi nhưng cũng là những bài học có ích cho các bạn trẻ hơn còn đang trong quá trình … phấn đấu trong những bước thang khoa bảng.

Phần hai viết về những người thân và bạn bè. Trong cuộc sống tôi gặp rất nhiều người thú vị và những người thầy. Một số thì chưa tiện viết ra, nhưng một số thì tôi nghĩ có thể kể lại những kỉ niệm đẹp với họ. Những bạn bè thật ra là những người tôi ngưỡng mộ, đã và chưa gặp ngoài đời. Đó là Bs Võ Thành Phụng, Bs Ngô Thế Vinh, anh Phạm Ngọc Tới, những người chủ trương Quán Cơm 2000, và vài nhạc sĩ tôi rất quí ngoài đời dù chỉ gặp qua có một lần.

Phần ba thật ra là … đọc và nghe. Tôi ham đọc sách từ hồi nhỏ, nên với tôi một ngày không đọc gì là cảm thấy thiếu thốn. Các bạn sẽ biết cảm nghĩ tôi về những tác phẩm của Bùi Ngọc Tấn và Stephen Oppenheimer. Đáng lẽ còn in thêm vài bài điểm sách khác, nhưng khổ nỗi những cuốn đó chưa được lưu hành ở Việt Nam! Nhạc và cải lương là hai món ăn tinh thần tôi rất mê. Do đó, thỉnh thoảng tôi cũng ghi lại những suy nghĩ cá nhân về nhạc, về cải lương, và chuyện Tết miệt quê.

Phần bốn là phần tôi ghi lại một số cảm nhận trong vài chuyến đi công tác xa. Đi thì nhiều (có thể ví như đi chợ), nhưng có cảm hứng để viết lại thì chẳng bao nhiêu. Có khi viết nhiều, nhưng có thể một số quan điểm chưa thích hợp cho việc in ấn. Các bạn sẽ đọc những chuyến đi của tôi đến Nhật, Thái Lan, xứ ngàn lẻ một đêm, và dĩ nhiên là những chuyến công tác bên nhà. Đây là những ghi chép ở VN từ những 6 năm trước, và bây giờ thì chắc đã khác lắm rồi. Nhưng tôi nghĩ đó là những chứng từ của một thời trên quê hương.

Phần năm là những trò chuyện với phóng viên. Trong thời gian trên dưới 10 năm qua, tôi có cơ duyên tiếp chuyện với khá nhiều bạn trong giới báo chí. Đó là các bạn Phan Xuân Loan, Trần Nguyên, Vĩnh Huy, Lê Ngọc Sơn, Hoàng Hạnh, Lê Viết Thọ, vv thuộc các báo Tuổi Trẻ, Khám Phá, Sinh Viên Việt Nam, Phụ nữ... Những cuộc trò chuyện bây giờ đọc lại mới thấy mình cũng có vài chuyển biến trong suy nghĩ và cách nhìn cuộc đời.

Như tôi viết trong lời nói đầu rằng vì không phải là văn sĩ nên bạn đọc sẽ không tìm thấy những ngôn từ hoa mĩ trong sách. Ngay cả cách diễn đạt bằng tiếng Việt của tôi thỉnh thoảng có vấn đề. Nhưng tất cả chỉ là những tâm tình và cảm nhận cá nhân được giải bày bằng những câu chữ rất thật, có khi hơi dí dỏm."

Thông tin tác giả

Nguyễn Văn Tuấn

Tác giả là một nhà nghiên cứu cao cấp (Senior Principal Fellow), đứng đầu một laboratory chuyên nghiên cứu về di truyền và dịch tễ học loãng xương của Viện nghiên cứu Y khoa Garvan (Australia). Ông còn là Giáo sư y khoa của Đại học New South Wales (Australia); Giáo sư Adjunct về dịch tễ học của Trường Y, Đại học Notre Dame, Australia. Ở Việt Nam, tác giả là Giám đốc chương trình nghiên cứu về cơ và xương, Giáo sư Xuất sắc của Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Ông là tác giả hoặc đồng tác giả của hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học được công bố trên nhiều tập san nổi tiếng trên thế giới như Nature, Science, Nature Genetics, JAMA, Lancet. _New England Journal of Medicine, V.V.. Những nghiên cứu của tác giả có tác động lớn, với hơn 30000 trích dẫn, và chỉ số H của tác giá là 87. Ông là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới về loãng xương, và một trong những kết quả nghiên cứu của ông được phát triển thành một môi hình tiên lượng gãy xương "Garvan Fracture Risk Calculator" (WWW.fractureriskcalculator.Com) được các bác sĩ khắp thế giới sử dụng trong lâm sàng. Ở Việt Nam, tác giả đã từng giảng dạy về y học thực chứng và phương pháp nghiên cứu khoa học trong suốt 20 năm qua cho hàng ngàn học viên trên khắp miền đất nước. Ông cũng đã xuất bản 12 cuốn sách ở Việt Nam về y khoa, giáo dục, khoa học và nghiên cứu khoa học.

Tác giả từng nhận nhiều giải thưởng trong và ngoài nước: Giải thưởng của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam năm 2004, giải thưởng "Vinh danh Nước Việt năm 2005, Giải Sách Hay (2013), một số giải thưởng của Ủy ban Nhân dân TPHCM, Hội loãng xương TPHCM, và Hội Y học TPHCM; Huân chương Nhà nghiên cứu ngoại hạng của Đại học Công nghệ Sydney, Úc: Giải thưởng nghiên cứu xuất sắc của Hội loãng xương Hoa Kỳ; Giải thưởng luận án tiến sĩ xuất sắc của Đại học New South Wales, VV.. Năm 2018, ông được bầu làm Viện sĩ của American Society for Bone and Mineral Research, và năm 2019 ông được bầu làm Viện sĩ Viện hàn lâm y khoa Úc (Australian Academy of Health and Medical Sciences).

Sách Tự Sự Của Một Người Làm Khoa Học của tác giả Nguyễn Văn Tuấn, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark
Tự Sự Của Một Người Làm Khoa Học

Giá bìa: 135.000 ₫

Giá bán tại NETA: 114.750 ₫

Tiết kiệm: 20.250 ₫-15%