Tất cả danh mục

The Tran Hau Tuan Collection

Giá bìa: 1.800.000 ₫

Giá bán tại NETA: 1.800.000 ₫

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. Mã giảm NETA2024 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  2. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  3. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  4. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
  • Tác giả:

  • Ngày xuất bản:

    05-2019
  • Kích thước:

    25 x 30 cm
  • Nhà xuất bản:

    NXB Hội Nhà Văn
  • Hình thức bìa:

    Bìa cứng
  • Số trang:

    384
Cuốn sách ban đầu dự định có tên Sống với nghệ thuật, viết lại quá trình tiếp xúc với hội họa của tôi trong những năm tháng gặp gỡ các họa sĩ cũng như các nhà sưu tầm nghệ thuật. Mỗi bức tranh tôi có được đều là ký ức của những tháng ngày khó khăn với vô vàn kỷ niệm không thể nào quên của tôi cũng như của các họa sĩ và các nhà sưu tầm. Tình yêu thương mà họa sĩ Bùi Xuân Phái dành cho chúng tôi, những đứa trẻ có may mắn được gần ông lúc sinh thời, những bức tranh trên tường nhà ông, những cuốn sách ông cho mượn… đều là những bài học mỹ thuật quý giá. Bức tranh đầu tiên tôi có trong bộ sưu tập cũng là bức tranh ông tặng khi tôi chia tay ông để vào Sài Gòn lập nghiệp.
Tôi luôn có bên mình một “phố cổ Hà Nội”, tuy kích thước thật khiêm tốn nhưng đủ để nguôi nỗi nhớ gia đình, bạn bè và nỗi nhớ Hà Nội. Những lần trở lại thăm Bùi Xuân Phái và bắt đầu sưu tầm tranh của ông bằng số tiền nhỏ dành dụm, tôi luôn được ông chỉ dẫn tận tình. Đặc biệt ông luôn khích lệ tôi tìm hiểu thêm tác phẩm của những họa sĩ bạn ông: Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm… Ông còn tặng tôi những bức tranh của họa sĩ Trần Trung Tín, người đã được ông phát hiện và khuyến khích rất nhiều trong những ngày đầu đến với hội họa… Ông giới thiệu tôi tìm đến những nhà sưu tầm: ông Lâm cà phê, ông giáo Đạm, ông Bổng… Từ họ, tôi học thêm được nhiều bài học quý giá. Thuở ấy, việc sưu tầm tranh là cả một nỗ lực vượt bậc vì đời sống chung ai cũng khốn khó, luôn chỉ có tình yêu nghệ thuật là dồi dào và sâu thẳm. Mỗi bức tranh có được đều là niềm hạnh phúc và bài học thẩm mỹ cụ thể cho chúng tôi…
Cuốn sách này được viết đi viết lại trong nhiều năm, với hàng trăm bức tranh và hàng chục tác giả, tôi nhận ra rằng thời gian sống cùng các bức tranh, chiêm ngưỡng chúng hàng ngày giúp tôi hiểu thêm về đời sống hội họa, về con người của các họa sĩ và có được cái nhìn của riêng mình. Tôi thấy cần ghi lại những suy nghĩ của mình về quá trình ấy, về những cảm xúc chân thực của mình trước các tác phẩm, bởi giờ đây chúng đã tồn tại và sẽ tồn tại như những giá trị vĩnh hằng. Các trang viết cứ nhiều lên, những gì thuộc cá nhân tôi, cuộc sống buồn vui của tôi… trở nên quá nhỏ bé so với những nỗi cô đơn, vất vả mà các nghệ sĩ đã trải qua trong hành trình sáng tạo, tôi bỏ đi những trang nhật ký đời thường và đổi tên Sưu tập Trần Hậu Tuấn.
Các tác giả tôi viết trong cuốn sách này có thể coi là trình tự sưu tập của tôi, được khởi đầu từ họa sĩ Bùi Xuân Phái, qua sự chỉ dẫn của ông, tôi tìm đến các họa sĩ Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên. Năm 1980, tôi vào Sài Gòn và may mắn gặp họa sĩ Nguyễn Gia Trí, rồi tôi tìm mua tranh của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh… đó là những tác gia kinh điển của hội họa Việt Nam cận đại.
Các bức tranh họa sĩ Trần Trung Tín tặng Bùi Xuân Phái mà tôi may mắn được ông và gia đình tặng lại giúp tôi tìm gặp và bổ sung vào bộ sưu tập tranh Trần Trung Tín – một họa sĩ đặc biệt và càng đặc biệt hơn với riêng tôi, bởi cũng như ông, tôi là người tự tìm cho mình con đường vào thế giới hội họa…
Họa sĩ – nhà phê bình Mỹ thuật Nguyễn Quân nhận xét rằng:
Cuốn sách Sưu tập Trần Hậu Tuấn là kết tủa đời sống nghệ thuật hơn 40 năm của một người tự giác ngộ ra một sứ mạng văn hóa của cá nhân nhìn-thấy-yêu-hiểu hội họa nước nhà. Sưu tập này đã trở thành một địa chỉ văn hóa. Với quy mô hàng trăm tác phẩm của hàng chục tác giả trải suốt 100 năm phát triển của hội họa Việt Nam, với diện tích trưng bầy và lưu trữ, lượng ấn phẩm và triển lãm khá đồ sộ, nó thuộc loại lớn nhất đã đành. Quan trọng hơn là chất lượng các tác phẩm và tính hệ thống của bộ sưu tập bao gồm đủ các giai đoạn: Mỹ thuật Đông Dương 1925-1975, Mỹ thuật thời chiến và bao cấp 1945-1985, Mỹ thuật miền Nam trước 1975, Mỹ thuật Đổi mới 1985-2000 và Mỹ thuật đương đại sau đổi mới từ 2000. Ở mỗi giai đoạn, có các tác giả tiêu biểu và các tác phẩm định dạng cho nó.
Tập hợp tác phẩm của một số tác giả từng thời kỳ thuộc hàng đầy đủ và tiêu biểu nhất khiến các bảo tàng về mỹ thuật Việt Nam phải “ganh tỵ” và giới sử học, phê bình phải quan tâm nghiên cứu. Sưu tập Trần Hậu Tuấn có vẻ đi theo mô hình cổ điển của một Tretyakov Gallery ở Nga và theo tấm gương chưa trọn vẹn của một Đức Minh – Bùi Đình Thản ở Việt Nam.
“Chúng ta là một dân tộc biết gìn giữ truyền thống và luôn khao khát sáng tạo để đổi mới bản thân” (trang 12), “Nền nghệ thuật ấy không phải là dư ba của các trào lưu phương Tây được nhập khẩu… cũng không phải ảnh hưởng muộn mằn của nghệ thuật Trung Hoa” (trang 12). Nhà sưu tầm – nhà hoạt động văn hóa Trần Hậu Tuấn muốn bằng bộ sưu tập của mình chứng minh và dâng tặng các thế hệ sau sự thực ấy.
Sách The Tran Hau Tuan Collection của tác giả Trần Hậu Tuấn, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark
The Tran Hau Tuan Collection

Giá bìa: 1.800.000 ₫

Giá bán tại NETA: 1.800.000 ₫