Sách đề cập từ các vấn đề lý thuyết đến việc phác thảo phương án phân vùng, nghiên cứu một số vùng văn hóa, một số hiện tượng văn hóa mang tính vùng…
Nội dung sách gồm ba phần:
- Các lý thuyết và khuynh hướng nghiên cứu: Nêu lên những nét lớn của khuynh hướng nghiên cứu không gian văn hóa, trong đó văn hóa vùng là trung tâm; các trường phái và lý thuyết lớn trên thế giới nghiên cứu vùng văn hóa; việc nghiên cứu vùng văn hóa ở Việt Nam từ các quan niệm dân gian tới các ý niệm của các trí thức dân tộc về sắc thái văn hóa địa phương; cũng như việc nghiên cứu của các nhà khoa học về văn hóa vùng.
- Phác thảo về phân vùng và một số vùng văn hóa ở Việt Nam - việc phân chia Việt Nam thành 7 vùng văn hóa lớn - Đồng bằng và trung du Bắc Bộ, tiểu vùng văn hóa Xứ Lạng, vùng văn hóa Tây Bắc và miền núi Thanh Nghệ, tiểu vùng văn hóa Xứ Thanh, Xứ Nghệ, Xứ Huế, Xứ Quảng, vùng cực nam Trung Bộ, vùng văn hóa Tây Nguyên - Trường Sơn và vùng văn hóa Nam Bộ.
- Đặc trưng vùng trong một số hiện tượng văn hóa.