“Cô gái đang nằm quay về phía Eguchi. Cô hơi đưa đầu ra phía trước và thu ngực lại, khiến trên cái cổ hơi dài và non tơ tạo thành một đường gân thấp thoáng dưới bóng của chiếc cằm. Mái tóc dài xõa ra tận sau gối. Ông lão Eguchi đưa mắt khỏi đôi môi đang khép lại rất đẹp của cô, và trong lúc ngắm cặp lông mày và hàng mi, lão tin chắc rằng cô là một cô gái còn trinh trắng. Cặp lông mày và hàng mi cô ở gần đến mức mà đôi mắt lão thị của Eguchi không thể thấy rõ từng sợi. Làn da mà những sợi lông tơ cũng không thể thấy bằng đôi mắt lão thị đang sáng lên một cách dịu nhẹ. Từ mặt đến cổ cô không một nốt ruồi. Ông lão quên hẳn cơn ác mộng lúc nửa đêm và cảm thấy yêu thương cô gái vô ngần, rồi sau đó một cảm giác ấu thơ như thể chính bản thân mình cũng đang được cô gái yêu thương dâng đầy trong tim lão.”
“Một kiệt tác của dòng văn học suy đồi, tỏa thứ mùi như mùi hư hoại của trái cây chín nẫu, song vẫn giữ được vẻ đẹp hoàn hảo về mặt hình thức.” - Mishima Yukio, tác giả của Kim các tự
Thông tin tác giả
Sinh ngày 14.6.1899, là tiểu thuyết gia người Nhật Bản đầu tiên và là người châu Á thứ ba đoạt giải Nobel Văn chương. Những sáng tác văn chương, những tiểu luận mỹ học và phê bình văn học của Kawabata Yasunari, qua thời gian vẫn luôn đem lại hấp lực mạnh mẽ đối với nhiều nhà phương Đông học trên khắp các châu lục, có sức lôi cuốn rộng rãi độc giả trên thế giới, phản ảnh nhiều phương diện của văn hóa cũng như những rung cảm đầy đam mê mà tinh tế của tâm hồn Nhật Bản.
Bên cạnh viết văn, Kawabata còn làm phóng viên cho một số tờ báo. Mặc dù đã từ chối tham gia vào sự hăng hái quân phiệt trong Thế chiến II, ông cũng thờ ơ với những cải cách chính trị của Nhật Bản sau chiến tranh, nhưng rõ ràng chiến tranh có ảnh hưởng lớn lao đối với ông (cùng với cái chết của cả gia đình khi ông còn trẻ). Sau đó, ông nói rằng kể từ đó ông chỉ còn khả năng viết những tác phẩm bi ca mà thôi.
Năm 1972, Kawabata tự tử bằng khí đốt. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra: sức khoẻ kém, cuộc tình bị cấm đoán, sốc do vụ tự tử của người bạn văn năm 1970. Kawabata không để lại thư tuyệt mệnh, các tác phẩm của ông cũng không có manh mối gì, nên đến nay không ai biết được nguyên nhân thật sự của cái chết đó.
Trong diễn văn của Viện Hàn lâm Thụy Điển khi trao giải Nobel Văn chương cho ông vào năm 1968, đã tôn vinh Kawabata: “Ông là người tôn vinh cái đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn của hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người.”
Tác phẩm tiêu biểu
- Lễ chiêu hồn (1921)
- Vũ nữ Izu (1926)
- Xứ tuyết (1947)
- Ngàn cánh hạc (1952),...