Kiệt tác NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ của đại văn hào Pháp Victor Hugo (1802-1885) đã vượt qua biên giới Pháp và sống mãi với thời gian. Tác phẩm đã khắc họa sống động chú bé Gavroche hồn nhiên, dũng cảm và nghĩa hiệp…
Gavroche tuy đói khổ và nhiễm chút ‘‘bụi đời’’ nhưng vẫn rạng ngời phẩm chất tốt đẹp. Chú căm ghét những kẻ giàu có, độc ác và sẵn sàng giúp đỡ những người nghèo khó. Paris khởi nghĩa, Gavroche hăng hái ra trận với khẩu súng không cò, miệng hát vang những khúc ca “hòa âm của tiếng chim và xưởng thợ”. Trên chiến lũy, chú làm cho những anh lè phè phải xấu hổ. Chú kích thích người làm biếng. Chú hồi sức cho người mệt nhọc. Chú chọc tức những anh mơ màng. Cái chiến lũy to tướng như cảm thấy có chú cưỡi trên lưng.
CHÚ KHÔNG PHẢI LÀ TRẺ CON, CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI LỚN. CHÚ LÀ MỘT TRẺ RANH THẦN TIÊN!
Thông tin tác giả
Sinh (1802 - 1885) là tượng đài văn học Pháp thế kỷ XIX, đa tài trên nhiều lĩnh vực từ thơ, kịch nghệ đến tiểu thuyết. Tài hoa của ông hiển lộ từ sớm, ở độ mười bốn đã bắt đầu làm thơ và đến năm hai mươi đã có tên tuổi trên văn đàn nước Pháp. Với ngòi bút sắc sảo, ông luôn tích cực đấu tranh cho quyền lợi của tầng lớp bị áp bức, qua những tác phẩm tiêu biểu như Nhà thờ Đức Bà Paris (1831), Những người khốn khổ (1862)…
Ông còn tham gia vào chính trị và luôn giữ lập trường bênh vực những người dân nghèo, đến nỗi rơi vào hoàn cảnh phải sống lưu vong nhiều năm ở nước ngoài, đến độ tuổi “thất thập cổ lai hy” mới được quay về Pháp. Năm 1885, Victor Hugo qua đời vì sung huyết phổi, di hài được đưa vào điện Panthéon, khép lại một cuộc đời thăng trầm của cây bút đã góp phần định hình nên nền văn học Pháp và thế giới.