Những người khốn khổ là tác phẩm văn học kinh điển nổi tiếng của Victor Hugo, nhà văn lãng mạn lớn nhất của nước Pháp thế kỷ XIX.
Tác phẩm đã đề cập đến những bất công, ngang trái trong xã hội Pháp những năm ba mươi của thế kỷ XIX. Trong xã hội ấy, những mảnh đời đau khổ đầy bất hạnh của Giăngvanggiăng, của Phăngtin được tác giả phơi bày, lột trần bằng ngòi bút sắc bén. Đan xen cuộc sống của những người khốn khổ là cái thiện, cái ác, là lương tâm, danh dự và tội lỗi dày xéo con người. Trong cuộc chiến ấy, cái thiện bao giờ cũng chiến thắng. Lòng thương cảm sâu sắc những con người nghèo khổ như Giăngvanggiăng đã được tác giả khắc họa thành công.
Khi Giăngvanggiăng dù nghèo đói sau đó bị xã hội săn đuổi, bị tù tội thì tấm lòng nhân ái bao dung vẫn không bao giờ mất.
Khi Phăngtin bị xã hội đạp xuống tận bùn đen mà vẫn ngát hương một tâm hồn thanh cao, trong trắng. Khi Gavrốt, một dứa trẻ bị vứt ra ngoài lề đường Paris vẫn chứa đựng lòng dũng cảm đầy nghĩa hiệp. Bên cạnh đó là những nhân vật phản diện như Giave, như Tênacđiê đã được tác giả khắc họa dưới nhiều gốc độ.