Tất nhiên cũng như đối với nhiều nhiệm vụ cụ thể khác của sử liệu học, đây là vấn đề không đơn giản. Hơn nữa vấn đề phân loại các nguồn sử liệu không thể giải quyết chuyên môn thuộc các lĩnh vực khác nhau trong khoa học lịch sử như khảo cổ học, dân tộc học, thông sử và một số ngành khoa học bổ trợ có liên quan như văn bản học, lưu trữ học. Trong bài viết này chúng tôi xin trình bày một số kết quả nghiên cứu bước đầu của chúng tôi đối với vấn đề trên, thông báo một vài nhận thức sơ bộ của mình thông qua việc khảo sát các nguồn sử liệu của lịch sử Việt Nam để góp phần trao đổi với các nhà nghiên cứu lịch sử và các đồng nghiệp chuyên nghiên cứu về sử liệu học. Trước hết, theo chúng tôi mục tiêu chủ yêu của việc phân loại các nguồn sử liệu là để giúp cho các nhà nghiên cứu có điều kiện tiếp cận và sử dụng một cách rộng rãi, chính xác, chủ động các nguồn sử liệu về một thời kỳ, một sự kiện hay một vấn đề nào đó trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Đồng thời chính trong quá trình đó các nguồn sử liệu sẽ có thể tự phản ánh một cách sâu sắc, có hệ thống các sự kiện và quá trình lịch sử. Do đó nhận thức lịch sử được nâng cao hơn, khách quan hơn.
Sách Sổ Tay Sử Liệu Việt Nam của tác giả Trần Hồng Đức, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark