Là người đứng đầu quốc gia, điều hành mọi công việc của đất nước, các vị quân vương trong lịch sử Việt Nam đã áp dụng nhiều hình thức để mệnh lệnh, ý tưởng, mong muốn, dự định của mình được tiến hành, thực hiện trong đời sống xã hội. Cách thể hiện rõ nhất là thông qua các hệ thống văn bản ; tùy theo nội dung, mục đích, ý nghĩa, đối tượng, phạm vi mà văn bản đó có tên gọi khác nhau, cách hành văn khác nhau. Về cơ bản có một số thể loại chính sau :
Biểu là bài văn có nội dung để chúc mừng, tạ ơn hoặc bày tỏ nguyện vọng, được viết theo lối văn tứ lục biền ngẫu, mỗi câu ngắt thành hai đoạn 4 - 6 hoặc 6 - 4 và có vế đối ở từng cặp câu.
Cáo là một thể văn tuyên ngôn của vua ban hành hoặc do đại thần được thay mặt vua công bố, bá cáo rộng rãi cho toàn chân biết về một nội dung nhất định. Câu từ trong cáo được viết theo thể văn biền ngẫu. Ví dụ như bài “ Bình Ngô đại cáo ” clo Nguyễn Trãi thay mặt Bình Định vương Lê Lợi viết sau khi đánh bại quân Minh xâm lược, công bố nền độc lập, tự chủ cho mọi người trong xã hội được rõ. Cáo còn là một dạng văn của vua sắc phong cho những người có công lớn.