“Viết về những con người dưới đáy xã hội, Nam Cao đã bộc lộ sự cảm thông lạ lùng của một trái tim nhân đạo lớn.” - TS TRẦN ĐĂNG SUYỀN
“Qua những truyện ngắn, con mắt nhìn Nam Cao đặt cho chúng ta, những ý nghĩ Nam Cao gợi dậy trong tâm trí chúng ta, và tinh thần trách nhiệm Nam Cao đề ra với chúng ta, càng ngày ta càng thấy rõ hơn.” - NHÀ VĂN NGUYÊN HỒNG
“Ngày nay, chúng ta thường hay quan tâm và luận bàn về tính hiện đại của tác phẩm văn học, về cái mới và khả năng thử thách với thời gian của chúng. Thế mà những tác phẩm của chúng ta vẫn bị cũ đi, bị người đọc lãng quên rất nhanh, không chịu được thử thách của thời gian như những cái Nam Cao đã viết ra. Vậy thì ở những tác phẩm của Nam Cao có cái gì khiến nó vẫn cứ mới mãi, được người đọc đọc mãi" - Nhà văn NGUYỄN MINH CHÂU
Thông tin tác giả
Nhà văn Nam Cao (1915-1951), tên thật là Trần Hữu Tri, bút danh khác: Thúy Rư, Xuân Du, Nguyệt. Quê quán: Làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Bút danh Nam Cao được ghép hai chữ đầu của tên tổng và huyện quê hương ông.
Ông là một nhà văn hiện thực phê phán (trước Cách mạng) và được xem là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của thế kỉ XX. Nam Cao còn là người có đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách viết truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX, có những đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết. Ông viết nhiều và có những tác phẩm đặc sắc: Chí Phèo, Dì Hảo, Lão Hạc, Lang Rận, Tư cách mõ, Mò sâm banh, Đôi mắt, Sống mòn... Với những cống hiến cho văn học nghệ thuật nước nhà, năm 1996, Nam Cao được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học và Nghệ thuật.