"Sự Bất Tử" là một bản giao hưởng ngôn từ, là một trò chơi kỳ vĩ, là nơi hội tụ của nhiều thể loại, nhiều quan niệm thẩm mỹ. Kundera đã chứng minh cho mục đích của ông cũng như mọi nghệ sĩ chân chính khao khát: “thứ nhất, chỉ nói những gì chưa nói ra, thứ hai luôn luôn tìm kiếm một hình thức mới.
- Trần Thanh Hà - Tạp chí sông Hương
Trích đoạn:
"...Nếu từ khi xuất hiện con người đầu tiên đến nay đã có khoảng tám mươi tỷ người sống trên quả đất thì khó mà giả định rằng mỗi người trong số đó đều có một bộ cử chỉ đặc trưng riêng của mình. Về mặt số học điều đó đơn giản là không thể. Không nghi ngờ gì nữa, trên thế gian số cử chỉ ít hơn rất nhiều so với số cá thể. Khẳng định này dẫn đến chúng ta đến một kết luận chấn động: cử chỉ con mang tính cá nhân hơn là cá thể. Chúng ta có thể diễn đạt điều này dưới dạng thành ngữ: nhiều người, ít cử chỉ..."
Thông tin tác giả
Sinh năm 1929 ở Séc, định cư ở Pháp từ năm 1975 và nhập quốc tịch Pháp năm 1981. Sớm nổi tiếng với các bài thơ và tiểu thuyết bằng tiếng Séc, ông chuyển hẳn sang sáng tác bằng tiếng Pháp từ năm 1995. Ngoài mười cuốn tiểu thuyết và một tập truyện ngắn (chín trong đó đã được dịch ở Việt Nam), ông còn viết kịch, phê bình và tiểu luận, với bốn tập tiểu luận về văn học viết trực tiếp bằng tiếng Pháp đều đã dịch sang tiếng Việt.
Các tác phẩm đã xuất bản:
Tiểu thuyết, tập truyện ngắn:
- Cuộc sống không ở đây (Cao Việt Dũng dịch)
- Những mối tình nực cười (Cao Việt Dũng dịch)
- Điệu van giã từ (Cao Việt Dũng dịch)
- Đời nhẹ khôn kham (Trịnh Y Thư dịch)
- Sự bất tử (Ngân Xuyên dịch) - Chậm (Ngân Xuyên dịch) - Căn cước (Ngân Xuyên dịch) - Vô tri (Cao Việt Dũng dịch) - Lễ hội của vô nghĩa (Nguyên Ngọc dịch)
Tiểu luận:
- Nghệ thuật tiểu thuyết (Nguyên Ngọc dịch)
- Những di chúc bị phản bội (Nguyên Ngọc dịch)
- Màn (Cao Việt Dũng dịch)
- Một cuộc gặp gỡ (Nguyên Ngọc dịch