Ký ức nghệ thuật sân khấu là ký ức qua các cuộc gặp gỡ hàng trăm người lao động nghệ thuật sân khấu Chèo, Tuồng, Múa rối được tập hợp đa chiều, nhằm giúp bạn đọc tiếp cận tương đối kỹ càng về sự hình thành và phát triển cùng với những đặc thù của sân khấu truyền thống Việt Nam.
Cũng như các nghệ thuật khác, sân khấu là sản phẩm của văn hóa dân tộc. Tìm hiều về sự phát triền của nghệ thuật sân khấu, cũng là đồng thời góp phần vào việc tìm hiểu sự phát triển của các hiện tượng văn hóa khác như phong tục, tập quán, ngôn ngữ, tín ngưỡng, tư tưởng đạo đức và lối sống người Việt qua chiều dài lịch sử....
Giáo sư Mai Quốc Liên tâm sự rằng, khi nói chuyện với cụ GS Hà Văn Cầu cụ nói, đi thong dong nói chuyện với nhau, nên song hành với đàn bà và đến khuôn viên, hoặc vườn tháp ngôi chùa nào đó, Bởi, nghệ thuật Chèo, cả Tuồng và Rối ngay từ khi ra đời đều đặc biệt quan tâm đến nữ giới và tu hành. Về đàn bà cụ dạy, không chỉ sân khấu truyền thống Việt Nam mà cả sân khấu thế giới đều chọn số phận người phụ nữ làm trung tâm của tích diễn. Buổi sơ khai, diễn viên sân khấu hầu hết là nữ, ra vai không tốn kém son phấn như bây giờ vì họ đeo mặt nạ. Vì sao họ lại đeo mặt nạ? Vì, dùng mặt nạ để một diễn viên cũng có thể diễn tả được các loại thánh thần, ma quỷ, đạo sĩ, quý tộc...Sân khấu Khổn của Thái Lan có tới 30 mặt nạ các nhân vật là người, 100 mặt nạ quỷ....
Sân khấu sơ khai, diễn viên đóng nhân vật, chứ không sống cùng nhân vật như sân khấu hôm nay và chủ yếu là múa. Múa là hính thức hóa thân thiêng liêng và cũng là phúc quả lớn của con người. Vì vây, cô gái muốn bước lên sân khấu, trước hết là phải tập múa, biết múa.