Kinh Dịch là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung Hoa, sau kinh Thi và kinh Thư. Ban đầu, Kinh Dịch được dùng để bói toán, sau phát triển thành một hệ thống tư tưởng triết học cổ Á Đông và được coi như một tinh hoa của cổ học Trung Hoa. Kiến thức trong cuốn sách được vận dụng rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh,..
Đôi điều về Kinh Dịch
Kinh Dịch là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung Hoa, sau Kinh Thi và Kinh Thư. Ban đầu, Kinh Dịch được dùng để bói toán, sau phát triển thành một hệ thống tư tưởng triết học cổ Á Đông và được coi như một tinh hoa của cổ học Trung Hoa. Kiến thức trong cuốn sách được vận dụng rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh,..
Kinh (經 jīng) có nghĩa là một tác phẩm kinh điển, trong tiếng Hoa có gốc gác từ “quy tắc” hay “bền vững”, hàm ý rằng tác phẩm này miêu tả những quy luật tạo hóa không thay đổi theo thời gian.
Dịch (易 yì) có nghĩa là “thay đổi” của những thành phần bên trong một vật thể nào đó mà trở nên khác đi.
Ngoài ra, Gieo quẻ dịch số hay còn gọi là gieo quẻ kinh dịch. Đây là một phương pháp để tiên đoán trước mọi việc sắp tới thành hay bại ở trong tương lai dựa vào bói dịch số mà không cần ngày tháng năm sinh, giờ sinh, phút sinh.
Có điều đặc biệt trong cuốn sách Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử ?
Cuốn sách Kinh Dịch - Đạo của người quân tử là triết lý và kinh nghiệm hàng ngàn năm của văn minh Á Đông, nó bao la vạn tượng, phạm vi liên quan đến rất rộng, hầu như tất cả tri thức đều bao gồm trong đó, là bộ bách khoa toàn thư. Nó trao cho nhân loại 3 chiếc chìa khóa vàng:
- ÂM DƯƠNG: bất kỳ sự việc nào trên thế giới, cân bằng âm dương đạt được hài hòa, hài hòa thì có thể phát triển, tiến bộ
- NGŨ HÀNH: vạn sự vạn vật đều không rời xa cái bóng của ngũ hành, mệnh lý học và vị lý học của phong thủy đều từ nó mà sinh ra.
- BÁT QUÁI : phát triển thành “Văn Vương 64 quẻ”. Nó cho chúng ta biết 64 mật mã của vũ trụ, đại thiên thế giới cũng không ngoài mật mã này.
Kinh Dịch thật là thú vị nhưng cũng thật là khó đọc. Bởi vậy, một khi đã đọc con người sẽ có được Tâm - Tầm - Trải - Ngẫm. Cũng vì thế mà tác giả có viết “Đọc mãi không hiểu đừng vội lấy làm lạ. Đọc lại chỉ hiểu thêm một ít. Đọc thêm nữa lại hiểu nhiều hơn. Chính vì vậy, các bạn trẻ đừng đọc Kinh Dịch như đọc tiểu thuyết mà nên đọc dẫn từng đoạn, đọc vào lúc yên tĩnh, lúc tâm hồn êm, thanh thoát.”
Ở ta trước cách mạng tháng Tám, Kinh Dịch đã được nhà nước đưa vào khoa trường, nó đã trở thành sách gối đầu giường của các nhà Nho. Kinh Dịch ra đời đã bao nghìn năm qua, nhiều nhà nghiên cứu Đông phương và Tây phương nói chung và các nhà nghiên cứu Trung Hoa nói riêng đều khẳng định đây là một công trình hiếm thấy trên thế giới.
Trong tất cả những bản Kinh Dịch từ bản Kinh Dịch khá phổ biến của Ngô Tất Tố đến bản của Phan Bội Châu, Nguyễn Mạnh Bảo, Nguyễn Duy Tinh... chúng tôi chọn bản Kinh Dịch của Nguyễn Hiến Lê.
Nguyễn Hiến Lê không chỉ tìm hiểu, đối chiếu, so sánh với các bản dịch, các công trình nghiên cứu của các nhà triết học phương Đông về Kinh Dịch mà ông còn tham bác khá sâu về những công trình của các nhà nghiên cứu phương Tây về bộ sách kì lạ này. Vì thế mà làm bật lên giá trị đích thực của Kinh Dịch ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Bản dịch nhẹ, thoáng mà chính xác, phong phú sáng sủa, thuần khiết; phần biên khảo, chú thích rõ ràng, khoa học. Về mặt nào đó, Nguyễn Hiến Lê đã lý giải khá thành công Kinh Dịch không thuần túy là sách bói toán. Cũng chính vì lý do này, mà cuốn sách Kinh Dịch dưới ngòi bút của Nguyễn Hiến Lê luôn là một trong những cuốn sách nói về chủ đề kinh cổ bán chạy nhất.
Là một học giả đứng đắn, nghiêm túc và tài năng, Nguyễn Hiến Lê đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm dịch thuật và nghiên cứu. Mỗi tác phẩm của ông là một công trình khoa học thể hiện một sự lao động cần mẫn, một trái tim say mê nồng nàn cuộc sống, một tâm hồn nhạy cảm và một trí tuệ uyên thâm tuyệt vời. Tất cả những điều đó cho ông một chỗ đứng đầy trân trọng trong người đọc trong và ngoài nước.