Nàng SiTa và những vở kịch khai thác tích truyện dân gian
Nhân kỉ niệm 30 năm ngày mất của nhà thơ – nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, nhà xuất bản Trẻ cho ra mắt tuyển tập các vở kịch theo tích dân gian đã tạo được tiếng vang của anh: Nàng Sita, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Ông vua hóa hổ, Linh hồn của đá, Lời nói dối cuối cùng.
Cũng trong tuyển tập này, bạn đọc có cơ hội tiếp cận nhiều tư liệu quý về cuộc đời và sự nghiệp của nhà viết kịch tài ba do chính gia đình cung cấp.
Lời bình
“Không ai bằng Vũ trong biệt tài nêu lên cái muôn đời trong cái bình thường, biến cổ tích, huyền thoại thành chuyện thời sự, dùng cái hư để nói cái thực, dùng cái thô lỗ để khẳng định cái cao quý. Không ai đuổi kịp Và trong phê phán cái xấu, nhưng không có thành kiến, không có ác ý dụng tâm xấu nên những lời phê phán được chấp nhận. Điều kỳ lạ này không phải do tài không khéo mà cho trái tim của Vũ, đứa con có hiếu với cha mẹ, trung thành với tổ quốc. Vũ xứng đáng với câu thơ của Musset: màu vỗ vào trái tim, thiên tài là ở đấy.” - GS Phan Ngọc, Kịch pháp Lưu Quang Vũ
“Kịch Lưu Quang Vũ đã không chỉ đối thoại được với thời của ông mà còn đối thoại được với hôm nay, và có lẽ, không chỉ hôm nay...” - PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái, Kịch Lưu Quang Vũ hấp dẫn bởi đối thoại với đời sống
Về tác giả - Lưu Quang Vũ
Từ 1965 đến 1970 anh nhập ngũ, phục vụ trong Quân chủng Phòng không-Không quân. Đây là thời kỳ thơ Lưu Quang Vũ bắt đầu nở rộ.
Từ 1970 đến 1978: xuất ngũ và làm đủ mọi nghề để mưu sinh, làm ở Xưởng Cao su Đường sắt do Tạ Đình Đề làm Giám đốc, làm hợp đồng cho nhà xuất bản Giải phóng, chấm công trong một đội cầu đường, vẽ pa-nô, áp-phích,...
Từ 1978 đến 1988: Lưu Quang Vũ làm biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói với vở kịch đầu tay Sống mãi tuổi 17 viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ.