Tác giả
Nguyễn Triệu Luật sinh năm 1903 mất năm 1946, ông là tác giả của các cuốn tiểu thuyết về lịch sử : Hòm đựng người, Bà chúa chè,...
Ông quan niệm mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng, trước hết thể hiện ở ngôn ngữ. Do vậy, “Mỗi dân tộc có một cách vận chuyển, phô diễn tư tưởng riêng”, đó là “tinh túy riêng của một ngôn ngữ, một dân tộc”, là “Quốc hồn”. Ông mong muốn xây dựng một nền văn hóa riêng của Việt Nam, một nền Giáo dục Việt Nam để đào tạo những con người Việt Nam biết tự “kiêu ngạo”, biết tiếp thu cái hay cái đẹp của văn minh nhân loại mà vẫn đủ sức bảo vệ cốt cách dân tộc, giữ gìn tiếng nói, phát triển văn chương dân tộc, để có thể đàng hoàng “đứng trong trời đất” là một ý tưởng thật sâu sắc, cao cả. Một tầm suy nghĩ như thế, một tấm lòng tha thiết với đất nước dân tộc như thế quả thật rất xứng đáng để chúng ta cảm phục, trân trọng và đặc biệt là nghiên cứu, khai thác, vận dụng.
Tác phẩm
Cuốn sách là tập hợp các bài báo của nhà văn, nhà giáo Nguyễn Triệu Luật viết được đăng trên tạp Tao Đàn, Nam Phong 1939. Đây là lần đầu tiên các bài báo của ông được tập hợp thành sách.
Mục lục
Lời đầu sách
Phần I: Văn hóa và giáo dục
Làm sao mà gây được một nền văn hóa riêng cho dân tộc Việt Nam?
Một cách để gây cho dân tộc ta một cái nguyên tắc tinh thần
Mấy lời phi lộ
Nhân đọc một bài ở tập Responsable
Báo tiếng Tây Mercure de France với văn tự Việt Nam
Cái gì bất hủ ở đời?
Ở đời lấy gì làm khuây
Tình thầy trò - Thầy Nguyễn Triệu Luật viết lưu niệm cho học trò
Các đoạn văn ngắn
Phần II: Lý luận - Phê bình
Bàn góp về truyện Kiều
Mồm cụ lại với mép làng chơi
Văn Tản Đà
Việt hóa một bài văn Tây chân giời, mặt bể lênh đênh
Một tấm lòng của Quách Tấn
Ảnh hưởng của Tản Đà đối với nhà văn lớp sau
Vũ Trọng Phụng với tôi
Thơ ông Nguyễn Vỹ
Thơ ông Đông Hồ
Tướng quân làm thơ
Tình anh, tình em
Tiểu thuyết có cần văn không
Lối nói khoác của nhà nho
Chuyện vui làng văn
Ông Phan Trần Chúc bôi nhọ quốc sử
Phần III: Ngôn ngữ
Điển chế văn tự
Một ý kiến thô sơ về cách điển chế văn tự
Phương pháp làm quyển mẹo tiếng Việt Nam
Vấn đề cải cách chữ quốc ngữ
Vài điều nhận thấy trong ngữ pháp Việt Nam
Phần IV: Tâm lý học
Tâm lý học
Phụ lục
Bà chúa Chè và Nguyễn Triệu Luật
Nhớ giáo sư Nguyễn Triệu Luật -
Thầy dạy sử uyên bác của chúng ta
Lời khai mạc hội thảo
Nguyễn Triệu Luật: Một nhà nho yêu nước hiện đại, một sử gia viết tiểu thuyết lịch sử 3
Cha đẻ của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
Cảm nghĩ khi đọc các bài báo về "Tâm lý học"
Điểm nhấn
“Trước hết, ông suy tính về việc chuẩn hóa tiếng Việt. Từ cách xưng danh các dòng họ, “quốc hiệu” của nước, đề cao giá trị văn chương Việt (các bài Bàn góp về Truyện Kiều, Văn Tản Đà, Vũ Trọng Phụng với tôi...), đến việc dịch mà ông coi là phải “Việt hóa”, để thử sức độ chặt chẽ và làm giàu tiếng Việt trong lĩnh vực triết học (Việt hóa một bài văn Tây “Chân giời mặt bể lênh đênh”, các bài biên thuật về tâm lý học đăng trên Nam Phong), đề xuất về “mẹo” tiếng Việt, Điển chế văn tự, cải cách chữ viết, hoặc phê bình gay gắt những ai viết văn, làm thơ mà theo ông là làm giảm uy lực, giảm vẻ đẹp của văn chương Việt... đều là để góp vào việc nâng cao dân trí, Một cách để gây cho dân tộc ta một cái nguyên tắc tinh thần. ..” (Trích Lời đầu sách, tựa, Nguyễn Triệu Luật – Tác phẩm đăng báo, NXB Tri Thức 2014)