Sách chuyên khảo gồm 13 chương, nội dung đã được hội đồng khoa học nghiệm thu sách đánh giá đây là Tập đại thành về người anh hung Hoàng Hoa Thám; là sự kế thừa và tổng kết toàn bộ thành tựu nghiên cứu của giới nghiên cứu lịch sử từ trước tới nay, trong và ngoài nước về một vĩ nhân lịch sử không chỉ đóng vai trò quan trọng về thời gian lịch sử (những năm bản lề của thế kỷ 19-20) mà còn là gạch nối quan trọng giữa 2 khuynh hướng cứu nước – theo hệ tư tưởng phong kiến (Phong trào Cần Vương) và theo hệ tư tưởng tư sản (Phong trào Duy tân) (trích: GS. NGND Phan Huy Lê)
***
“Để biên soạn chuyên khảo Hoàng Hoa Thám (1836-1913), trên cơ sở các nguồn tư liệu mới được khai thác lần đầu tác giả còn cho bạn đọc thấy vai trò của Hoàng Hoa Thám qua các thời kì, quê hương Dị Chế (Tiên Lữ, Hưng Yên); truyền thống yêu nước thương dân của gia đình Hoàng Hoa Thám (kể từ phụ thân ông); Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của khởi nghĩa Yên Thế sau khi Lương Văn Nắm bị sát hại, vị trí và các đặc điểm của phong trào nông dân Yên Thế. Đồng thời tác giả cũng có những kiến giải mới về vai trò của Bá Phức và Lê Hoan."
(trích Lời giới thiệu, Hoàng Hoa Thám (1836 – 1913), Khổng Đức Thiêm, NXB Tri thức, 2013).
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Lời đầu sách
Các nguồn sử liệu về Hoàng Hoa Thám
và khởi nghĩa Yên Thế (Thay cho Lời Tựa)
Chương mở đầu
Quê hương, gia tộc và sự ra đời của Hoàng Hoa Thám
qua các sử liệu mới tìm thấy
Chương thứ nhất
Hoàng Hoa Thám trên bước trưởng thành (1836-1875)
Chương thứ hai
Đánh dẹp Thanh phỉ, xây dựng làng chiến đấu,
diệt Pháp xâm lược (1876-1885)
Chương thứ ba
Sức cuốn hút của Yên Thế đối với các đại thủ lĩnh (1884-1889)
Chương thứ tư
Những năm tháng oanh liệt và mất mát nặng nề (1890-1892)
Chương thứ năm
Phong trào được khôi phục và
các giải pháp bảo toàn lực lượng (1892-1897)
Chương thứ sáu
Hoàng Hoa Thám đối diện với
những biến động của thời cuộc (1898-1907)
Chương thứ bảy
Tham gia khởi nghĩa Hà Thành (1908)
Chương thứ tám
Hoàng Hoa Thám và Yên Thế quật khởi (1909)
Chương thứ chín
Những trang cuối về người anh hùng (1910-1913)
Chương kết thúc
Đánh giá và luận bàn
Phụ lục
Tài liệu tham khảo