Liêu trai chí dị, theo bài Tự tự của chính Bồ Tùng Linh, là những truyện kì lạ ông nghe được từ khách qua đường “nghe gì chép nấy, chép mãi thành biên”, hoặc do bạn bè bốn phương biết ông thích những câu chuyện như thế nên gửi cho. Nhắc đến bộ truyện này, người ta nghĩ ngay đến đến chuyện ma quỷ, chồn tinh, thực ra trong Liêu Trai ngoài chuyện quỷ chuyện tiên, lại có cả những chuyện trong đời sống như chuyện thời tiết, chuyện ảo thuật mà với người thời ấy còn nhiều phần kì lạ.
Nhưng dù là kể chuyện hư hay chuyện thực, bộ sách này phần nào vẫn là tiếng nói thể hiện sự bất mãn của người dân đối với những bất công xã hội đương thời; như thế, Bồ Tùng Linh kể chuyện quỷ chuyện ma tưởng để lánh đời mà chẳng lánh đời.
"Nói láo mà chơi, nghe láo chơi,
Giàn dưa lún phún hạt mưa rơi,
Chuyện đời đã chán không buồn nhắc,
Thơ thẩn nghe ma kể mấy lời."
(Đề từ Vương Sĩ Trinh viết tặng cho bộ Liêu trai chí dị, 1709 Tản Đà diễn Nôm, 1938)
Nhưng dù là kể chuyện hư hay chuyện thực, bộ sách này phần nào vẫn là tiếng nói thể hiện sự bất mãn của người dân đối với những bất công xã hội đương thời; như thế, Bồ Tùng Linh kể chuyện quỷ chuyện ma tưởng để lánh đời mà chẳng lánh đời.
"Nói láo mà chơi, nghe láo chơi,
Giàn dưa lún phún hạt mưa rơi,
Chuyện đời đã chán không buồn nhắc,
Thơ thẩn nghe ma kể mấy lời."
(Đề từ Vương Sĩ Trinh viết tặng cho bộ Liêu trai chí dị, 1709 Tản Đà diễn Nôm, 1938)