Thơ Tagore
Rabindranath Tagore là một nhà thơ lớn, đồng thời là một nghệ sĩ thiên tài, một triết gia lỗi lạc, và một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Ấn Độ và thế giới. Ông là nhà thơ đầu tiên của châu Á được trao giải Nobel Văn chương (năm 1913) với tập Thơ Dâng – tác phẩm được xem là "kỳ công thứ hai" trong lịch sử văn học Ấn Độ.
William Yeats, thi hào Ireland đã kể lại trong lời giới thiệu tập "Thơ Dâng" xuất bản tại Anh năm 1912: "Tôi đã mang bản dịch tập thơ này bên mình trong nhiều ngày. Tôi đọc nó trên tàu, trên đỉnh núi, trong các tiệm ăn và tôi thường phải dùng nó để che giấu những người lạ khỏi nhìn tôi kẻo họ sẽ thấy tôi đang xúc động đến mức nào. Những bài thơ trữ tình đó đã chỉ ra một thế giới mà tôi từng mơ thấy từ rất lâu…"
"Dẫu có vay mượn một số âm điệu nào đó từ bản nhạc giao hưởng phong phú tiền nhân truyền lại, song ông đã đơn thương độc mã một mình hiên ngang cất bước tự tin, vững chắc trong thời đại ta, thời đại thôi thúc con người trên trái đất xích lại gần nhau, gần thêm nữa, rồi cùng cất bước trên đường hòa bình, kể cả đường chông gai, tới vùng trách nhiệm liên đới và tập thể, thời đại nao nao gửi đi năm châu bốn biển lời chào mừng nồng nhiệt cùng khát vọng thiết tha."
Viện sĩ Harald Hjärne - Chủ tịch Ủy ban Nobel, Hàn Lâm Viện Thụy Điển (1913)