Trong Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo – Cựu Ước và Tân Ước – có hình ảnh của nhiều loài thú, từ con rắn quyến rũ Eva ăn trái cấm trong vườn Địa Đàng đến con chim bồ câu đậu trên vai Chúa Jesus sau khi Chúa làm phép rửa trên sông Jordan.
Giờ đây đã xuất hiện một lý thuyết mới về các biểu tượng văn hóa, làm cho hình ảnh các loài thú trong Kinh Thánh ẩn chứa những tầng ý nghĩa sâu xa hơn. Chúng không chỉ là các vật thể của thế giới hiện thực mà còn là các biểu trưng của thế giới tâm thần.
Cuốn sách Biểu Tượng Và Ý Nghĩa Của Các Loài Thú Trong Thánh Kinh của Jean-Francois Froger và Jean-Pierre Durand khảo sát về hình ảnh các loài thú trong Kinh Thánh dưới góc độ phân tâm học, đặc biệt là lý thuyết phân tâm học về cổ mẫu (psychological archetypes) của Carl Jung, đã rọi những ánh sáng mới mẻ vào các câu chuyện cổ hàng ngàn năm trong lịch sử văn minh phương Tây.
Giờ đây đã xuất hiện một lý thuyết mới về các biểu tượng văn hóa, làm cho hình ảnh các loài thú trong Kinh Thánh ẩn chứa những tầng ý nghĩa sâu xa hơn. Chúng không chỉ là các vật thể của thế giới hiện thực mà còn là các biểu trưng của thế giới tâm thần.
Cuốn sách Biểu Tượng Và Ý Nghĩa Của Các Loài Thú Trong Thánh Kinh của Jean-Francois Froger và Jean-Pierre Durand khảo sát về hình ảnh các loài thú trong Kinh Thánh dưới góc độ phân tâm học, đặc biệt là lý thuyết phân tâm học về cổ mẫu (psychological archetypes) của Carl Jung, đã rọi những ánh sáng mới mẻ vào các câu chuyện cổ hàng ngàn năm trong lịch sử văn minh phương Tây.