Tám Quyển Sách Quý
Tất cả những hạnh phúc vui tươi hay đau khổ của người đời, nó chỉ là cái kết quả trung thành bởi những hành động của người gây ra cả, mà Tâm là chủ động. Tâm là căn bản toàn diện cuộc sống của con người. Vì thế nên nhân loại tâm lành thì thế giới hòa bình an lạc. Nếu trái lại, loài người tâm ác, tất nhiên xã hội phải chiến tranh đau khổ. Giữa đời khoa học về phương diện vật chất, người ta đã tiến bộ nhiều! Song nhân loại lại chịu thêm nhiều đau khổ! Muốn đổi lại đời sống an vui, không chi hơn là mỗi người phải biết “Tu Tâm”.
Nhân ngày 23 tháng 3 năm Quý Tỵ (1953) tôi đến Hội quán Hội Phật học Nam Việt Sài Gòn (chùa Phước Hòa), hân hạnh được nghe Thượng tọa Thích Thiện Hoa, Đốc giáo Phật học đường Nam Việt Chợ Lớn, giảng bài “Tu Tâm”. Sau khi nghe xong, có nhiều vị cư sĩ nam nữ khuyên tôi xin phép in thành sách, để truyền bá cho các vị Phật tử chưa được nghe, xem theo đó mà tu tâm dưỡng tánh; và hứa sẽ chung lo với tôi về phần tài chánh, nếu cần. Nhân lời khuyên của quý đạo hữu và nhận thấy một việc hữu ích, rất cần cho hàng Phật tử, nên tôi xin phép thầy Đốc giáo, cho xuất bản bài giảng “Tu Tâm” với mục đích sau đây:
- Đã được nghe giảng là một duyên lành lướn, tôi lại còn mong cho nhiều người được nghe pháp bảo ấy, để cùng nhau tu tâm thì thế giới mới hòa bình an lạc.
- Khi phát hành sách này, được lợi phần nào, chúng tôi xin dưng hết vào quỹ của Ban Hoằng pháp để tiếp tục xuất bản thêm các tác phẩm khác về Phật giáo.
- Chúng tôi đốt nén hương lòng, cầu nguyện cho quý vị thiện tín, khi đọc quyển Tu tâm này rồi, mỗi người đều tự tu lấy tâm mình để trở về với “thường trú chân tâm thanh tịnh” và đồng thành Phật đạo.
Cư sĩ Dương Khuyết Hà
Kính đề
QUYỂN 1: TU TÂM
1. Tu là cội phúc
2. Tu tâm
3. Tu và Tâm
4. Tâm Vương
5. Tâm Sở
6. Căn bản phiền não
7. Tùy phiền não
8. Thiện tâm sở
9. Điều Cốt Yếu Nhứt Là Hằng Ngày Chúng Ta Nên Tự Kiểm Thảo Tâm Niệm Của Mình.
QUYỂN 2: DƯỠNG TÁNH
I. Phần Mở Đầu: Vấn đề Tu Tâm và Dưỡng tánh khác nhau và bổ khuyết cho nhau như thế nào ?
II. Phần Chính: Những tánh gì cần phải dưỡng?
Từ Bi
Trí Tuệ
Bình Đẳng
Lợi Tha
Nhẫn Nhục
Hỷ Xả
Thanh Tịnh
Tinh Tấn
Kiên Chí
III. Phần kết: Kết quả tốt đẹp của người dưỡng tánh: tự tại giải thoát.
QUYỂN 3: NHÂN QUẢ, NGHIỆP, LUÂN HỒI
Đặt Vấn Đề
Chương 1: Luật Nhân Quả
Chương 2: Nghiệp
Chương 3 Luân Hồi
Chương 4 Giải Đáp Những Thắc Mắc Nghi Vấn
QUYỂN 4: TỨ DIỆU ĐẾ
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT VỀ TỨ DIỆU ĐẾ
CHƯƠNG 2: KHỔ ĐẾ
I. Định nghĩa về chữ khổ đế
II. Luận về khổ đế của thế gian
III.Đức Phật nêu rõ những nỗi khổ ấy để làm gì
IV.Biết khổ phải tìm nguyên nhân sanh ra khổ để diệt trừ
CHƯƠNG 3:TẬP ĐẾ
I. Định nghĩa
II.Nguyên nhân của đau khổ là những gì
III.Tánh chất của mười món căn bản phiền não
IV.Tóm tắt ý nghĩa về kiến hoặc và tư hoặc
CHƯƠNG 4: DIỆT ĐẾ
I.Định nghĩa
II.Thứ lớp đoạn hoặc
III.Các bậc tu chứng
IV.Giá trị diệu dụng của bốn cõi thánh
V.Diệt đế tức niết bàn
VI.Niết bàn của Đại thừa giáo
VII.Biện minh về niết bàn
VIII.Một mẩu chuyện về niết bàn
CHƯƠNG 5:ĐẠO ĐẾ
A.Tứ niệm xứ
B.Tứ chánh cần
C.Tứ như ý túc
D.Ngũ căn, ngũ lực
E.Thất bồ đề phần
G.Bát chánh đạo
QUYỂN 5: NGŨ ĐÌNH TÂM QUÁN
Bài thứ nhất: Quán sổ tức
Bài thứ hai: Quán bất tịnh
Bài thứ ba: Quán từ bi
Bài thứ tư: Quán nhân duyên
Bài thứ năm: Quán giới phân biệt
QUYỂN 6: CHỮ HÒA TRONG ĐẠO PHẬT
1 - Từ bi trong đời đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni Phật.
2 - Từ bi trong giáo lý đạo Phật.
3 - Từ bi Trong Đời Sống Hàng Ngày Của Tín Đồ
và trong lịch sử Đạo Phật.
QUYỂN 7: TỪ BI CỦA ĐẠO PHẬT
QUYỂN 8: NĂM YẾU TỐ HÒA BÌNH