Làm cách nào để bày tỏ sự quan tâm của mình đến những người xung quanh mà không ràng buộc họ?
Làm sao để có thể phân biệt thị phi không gây tổn thương cho họ?
Làm thế nào để điều chỉnh lý tính và cảm tính?
Làm thế nào để biến chiến tranh thành hòa bình?
Phương pháp nhận biết người tài, cách dùng người tài và giữ chân người tài?
Trời đất mênh mông, ta biết tìm tri kỷ nơi đâu?
Là một thành viên trong một đoàn thể lớn, Vậy trách nhiệm của lãnh đạo là gì?
Làm sao gỡ bỏ sự chi phối của tâm lý và làm thế nào để chia sẻ thành công cùng nhân viên?
Là một nhà lãnh đạo, tâm lý quan trọng nhất là phải có trách nhiệm chứ không phải quyền uy mà mình có được. Tư cách của nhà lãnh đạo đại diện cho toàn thể công nhân viên, là biểu tượng cho sự tín nhiệm, danh dự và vinh quang vẻ vang của cả công ty.
Là một ông chủ, một nhà quản lý, bạn cần loại bỏ bớt sự kì kèo thắng thua được mất, trong lòng phải luôn hướng tới sự thành tâm, lòng tín nghĩa và danh dự. Ngoài việc đối đãi rộng lượng với nhân viên, bạn cần phải giữ chữ tín với khách hàng, tuyệt đối không được thờ ơ lạnh nhạt với họ. Thao tác phục vụ tận tình cùng với tín nghĩa và danh dự của công ty là chiếc chìa khóa giúp bạn đạt được thành công vẻ vang. …
Bộ sách là tập hợp những lời giảng của bậc chân sư về những thứ rất gần gũi với chúng ta như cách sử dụng người tài, luân lý làm việc nơi công sở, cách sống trong thế giới mới… Cuốn sách này dành cho mọi người, từ nhân viên công sở đến lãnh đạo, từ người trẻ đến người già, những ai vẫn còn đang tìm lối đi cho riêng mình.
Trích đoạn hay:
Những người có trí tuệ mời giải quyết được khó khăn của bản thân mình và người khác, nếu không, anh ta sẽ có một cuộc sống vô vị không ý nghĩa, không những đem lại đau khổ cho bản thân mà còn gây ra nhiều phiền nhiễu cho những người xung quanh. Có người khi sinh ra vốn rất thông minh, nhưng không có nghĩa là có trí tuệ sáng suốt. Trên thực tế, người thông minh có thể là người có rất nhiều phiền não; nếu thông minh mà có ít điều phiền não hoặc thậm chí là không có phiền não thì đó mới được gọi là trí tuệ thanh tịnh.
Trí tuệ có thể bồi dưỡng dần được, còn trí tuệ trong Phật giáo lại được sinh ra từ lòng từ bi, lòng từ bi càng lớn thì trí tuệ càng cao, phiền não theo đó mà cũng càng ít đi. Cái gọi là “từ bi” chỉ việc nghĩ cho người khác, thường giúp người khác giải quyết khó khăn, đổi lại là những việc làm phiền bản thân mình cũng ngày càng ít đi, và càng có “trí tuệ” hơn.
Vậy ta dùng lòng từ bi giúp đỡ mọi người như thế nào đây? Điều quan trọng là phải thực hiện thông qua quan niệm và phương pháp, vật chất chỉ có thể giải quyết một phần nhỏ của vấn đề mà thôi. Nhất thiết phải giúp đỡ họ giải quyết lo lắng từ trong tâm, từ quan niệm và có phương pháp thích hợp, như vậy mới là điều gốc dễ căn bản và bền lâu được.
Do đó mà từ bi và trí tuệ được coi là hai mặt của một hợp thể, không thể tách rời nhau, chỉ khác nhau về công năng và sự thể hiện mà thôi. Người có trí tuệ, thường có thế giới nội tâm bình tĩnh, minh bạch, rõ ràng, không bị bất cứ yếu tố hoàn cảnh bên ngoài nào quấy nhiễu, đồng thời lại vừa có thể quan tâm chăm sóc người xung quanh, trở thành bằng hữu tri âm, tri tâm, hiểu thấu thế giới nộ tâm của chúng sinh, đây cũng chính là biểu hiện của lòng từ bi.
Từng có một cặp vợ chồng bác sỹ đến thăm tôi; người vợ hết lòng ca ngợi, thông cảm người chồng, còn người chồng cũng rất yêu thương, chăm sóc cô. Chính sự quan tâm thông cảm, cùng tán thưởng ca ngợi nhau khiến họ trở thành những người bạn tri âm, tri tâm, tri kỷ thực sự, cùng hiểu rõ thế giới nội tâm của đối phương. Trên thế giới này, rất nhiều người quan niệm tình yêu là sự chiếm hữu, là sự chinh phục, hy vọng đối phương thông cảm cho mình và coi họ thuộc quyền sở hữu của mình. Họ không hề muốn thâm nhập vào thế giới nội tâm của đối phương, nhưng lại ép buộc người khác phải chấp nhận cách suy nghĩ của mình, đó không phải là trí tuệ, không phải là từ bi….