Đường Xưa Mây Trắng là một câu chuyện vô cùng lý thú về cuộc đời của Bụt được kể lại dưới ngòi bút hùng hồn đầy chất thơ của tác giả. Với văn phong nhẹ nhàng giản dị, với lối kể chuyện sinh động lôi cuốn, tác giả đã đưa chúng ta trở về tắm mình trong dòng sông Nguyên thỉ cách đây gần 2.600 năm, để được hiểu và gần gũi với một bậc giác ngộ mà cuộc đời của Ngài tỏa rạng nếp sống đầy tuệ giác và từ bi. Đọc Đường Xưa Mây Trắng cho chúng ta cảm tưởng như đang đ ọc một thiên tình sử, nhẹ nhàng, gần gũi mà sâu lắng.
Sách Đường Xưa Mây Trắng đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng, được tái bản nhiều lần ở các nước và được xếp vào hàng những quyển sách hay nhất của thế kỷ 20. - (Làng Mai)
Tôi đã viết những chương của Đường Xưa Mây Trắng với rất nhiều hạnh phúc. Thỉnh thoảng tôi đứng dậy pha trà để uống. Mỗi ngày viết mấy giờ cũng như được ngồi uống trà với Đức Thế Tôn. Và tôi biết trước người đọc sẽ rất có hạnh phúc vì khi viết, mình cũng đang có rất nhiều hạnh phúc. Viết Đường Xưa Mây Trắng không phải là một lao động mệt nhọc mà là cả một niềm vui lớn. Đó là một quá trình khám phá.
Có những đoạn tôi cho là khó viết, như đoạn Bụt độ ba anh em ông Ca Diếp. Tài liệu thường nói là Bụt độ ba anh em đó nhờ thần thông của Ngài nhưng khi viết thì tôi đã không để cho Bụt dùng thần thông mà cứ để Bụt sử dụng từ bi và trí tuệ của Ngài để độ ba ông ấy. Bụt có rất nhiều trí tuệ, rất nhiều từ bi, tại sao Bụt không dùng mà lại phải dùng thần thông? Và tôi có một niềm tin rất vững chãi là mình sẽ viết được chương đó. Chương này là một trong những chương khó nhất của Đường Xưa Mây Trắng nhưng cuối cùng tôi đã thành công.
Cái chương khó thứ hai là chương nói về cuộc trở về của Bụt để thăm gia đình. Mình đã thành Phật rồi, mình đã thành bậc toàn giác rồi, nhưng về thăm gia đình mình vẫn còn là một đứa con của cha, của mẹ, vẫn là một người anh của em. Viết như thế nào để Bụt vẫn còn giữ lại được tính người của Ngài. Cũng nhờ niềm tin đó mà tôi thành công.
Quý vị đọc lại, sẽ thấy Bụt về thăm nhà rất tự nhiên. Cách Ngài nắm tay vua cha đi từ ngoài vào, cách Ngài đối xử với em gái, cách Ngài đối xử với Yasodhara và Rahula, rất tự nhiên. Tôi có cảm tưởng là có chư Tổ gia hộ nên tôi mới viết như vậy được. Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả, giúp cho người ta khám phá lại Bụt như một con người và lột ra hết các vòng hào quang thần dị người ta đã choàng lên cho Bụt. Không thấy Bụt như một con người thì người ta sẽ tới với Bụt rất khó.
Cuốn sách Đường Xưa Mây Trắng - Theo Gót Chân Bụt được chia làm 2 phần:
Phần 1: Kể về cuộc đời Đức Phật từ khi còn là Thái tử Siddhartha cho đến khi giác ngộ thành Phật.
Phần 2: Kể về những bài giảng của Đức Phật về các chủ đề như: Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Duyên Sinh, Vô Ngã, v.v.
Đường Xưa Mây Trắng - Theo Gót Chân Bụt không chỉ là một câu chuyện về cuộc đời Đức Phật mà còn là một lời hướng dẫn thiết thực cho những ai muốn sống một cuộc đời an lạc và hạnh phúc. Cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được hàng triệu người đọc trên thế giới đón nhận.
Dưới đây là một số lý do khiến Đường Xưa Mây Trắng - Theo Gót Chân Bụt là một cuốn sách nên đọc:
- Cuốn sách giúp người đọc hiểu rõ hơn về cuộc đời và giáo lý của Đức Phật.
- Cuốn sách cung cấp những lời khuyên thiết thực cho cuộc sống.
- Cuốn sách được viết bằng giọng văn giản dị, dễ hiểu và đầy tính nhân văn.
Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách để tìm hiểu về Phật giáo hoặc đơn giản là muốn tìm kiếm một lời khuyên cho cuộc sống, thì Đường Xưa Mây Trắng - Theo Gót Chân Bụt là một lựa chọn tuyệt vời.