Góc Nhìn Sử Việt - Hoàng Việt Hộ Luật
Bộ luật Dân sự áp dụng ở Trung kỳ, gọi tắt là Bộ Dân luật Trung, có tên chính thức là Hoàng Việt Hộ Luật do Bộ Tư pháp và quan Cố vấn bộ Tư pháp biên tập được ban hành bởi Ngị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 21/10/1936. “Tài liệu quý hiếm về các điều luật Trung kỳ thời kỳ Pháp bảo hộ do Luật sư cố vấn Collet cùng Khâm sứ đại thần Bùi Bằng Đoàn dự thảo”.
Xuất bản lần đầu năm 1937. Theo Luật sư Collet “... Việc toản tu này, là cốt để sửa sang bộ luật ở xứ Trung kỳ cho được rõ ràng và thích hợp, điều nào có thể theo ý như luật hộ hiện thi hành ở Bắc kỳ thời đều theo cả, nhưng trước hết cũng theo ý kiến của nhân dân trong nước đã trả lời các câu hỏi về phong tục và ý nguyện của dân”. Chí sĩ Bùi Bằng Đoàn là quan Thượng thư, Khâm sứ Đại Thần triều Nguyễn. Ông thông thạo cả Pháp văn và Hán văn. 12 năm ở kinh đô Huế ông trông nom việc xử kiện tại tất cả các tỉnh Trung kỳ, chỉ đạo việc soạn thảo các luật cho Trung kỳ bằng tiếng Pháp, Việt và dịch ra chữ Hán, trong đó có bộ luật Hoàng Việt hộ luật.