Ðối với trẻ em, việc chế biến thức ăn càng phải tỉ mỉ, cẩn trọng hơn so với người lớn.
Cần chế biến thực phẩm phù hợp với đặc điểm và khả năng tiêu hóa của trẻ: trẻ càng nhỏ thì thức ăn càng phải nhuyễn, mềm, nhừ, trẻ lớn hơn ăn cơm thì thức ăn cần phải chín tới, thơm ngon, hấp dẫn cả về mùi vị và màu sắc, thực phẩm phải thái miếng nhỏ và vừa ăn với trẻ, cơm mềm dẻo.
Cần thay đổi cách chế biến món ăn: cùng một loại thực phẩm có thể kho hoặc rim, chưng hấp, xào, luộc, hầm, om, sốt cà chua, ninh, rán.
Khi chế biến thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày, người mẹ cần chú ý ngay từ khâu sơ chế sao cho vệ sinh, đúng kỹ thuật, để góp phần giữ được dinh dưỡng đến mức tối đa. Ðồng thời cần chú ý tới phối hợp với các thực phẩm để làm tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn. Hàng ngày vừa cần thay đổi thực phẩm, vừa cần thay đổi cách chế biến để bữa ăn đa dạng và hấp dẫn hơn.
Cuốn sách là cẩm nang cho các bà mẹ sáng suốt lựa chọn thức ăn cho trẻ nhỏ.
...
Mục lục:
Chương I: Thức ăn nên dùng của bé.
Chương II: Thức ăn nên tránh cho bé.
Chương III: Thực đơn của bé trong 12 tháng đầu.
...
Mời các bạn đón đọc!