Phẩm Cách Phụ Nữ
Bà Bando Mariko là nhà bình luận và chủ tịch hội đồng đời thứ 5 Đại học nữ sinh Showa, trải qua các chức vụ như tổng lãnh sự tại lãnh sự quán Nhật Bản ở thành phố Brisbane nước Úc (tổng lãnh sự nữ đầu tiên), trưởng phòng bình đẳng nam nữ trong phủ thủ tướng, cục trưởng bình đẳng năm nữ phủ nội các. Các công việc của bà chủ yếu liên quan đến phụ nữ và giải phóng phụ nữ. Theo bà đấu tranh cho sự bình đẳng của phụ nữ không có nghĩa là người phụ nữ cũng sẽ được làm tất cả những việc như đàn ông, đỉnh cao nhất của bình đẳng giới tạo dựng môi trường để người phụ nữ phát huy hết được các “thuộc tính nữ” của giới mình.
Trong phần mở đầu cuốn Phẩm cách Phụ nữ bà đã đưa ra 3 lý do khiến bà “cả gan” viết cuốn sách về Phẩm cách phụ nữ như sau:
“Thứ nhất là vì trong xã hội hiện đại lẽ sống và vai trò của phụ nữ đã thay đổi, đạo đức truyền thống đã không còn trở nên thông dụng nhưng những tiêu chuẩn mới lại chưa được xác lập làm nảy sinh sự hỗn loạn. Hoàn toàn không cần thiết phải đòi hỏi người phụ nữ có nữ tính theo mô hình trọng nam khinh nữ, tuy nhiên họ cũng không được phép có những hành động cục cằn, sử dụng những từ ngữ thô lỗ và bắt nạt kẻ yếu. Nhu cầu tìm kiếm những đức tính tốt đẹp mới là vấn đề đang được đặt ra.
Thứ hai là việc tôi nghĩ rằng trong bối cảnh đàn ông chìm đắm trong cái khung con người của tổ chức, con người của xã hội và không thể thoát ra khỏi ma lực của tiền tài và quyền lực thì phụ nữ không được phép dẫm chân vào vết xe đổ của đàn ông để rồi chạy theo quyền lực và sùng bái đồng tiền. Tôi tin rằng phụ nữ cần phải tham gia hoạt động xã hội nhưng đồng thời lại cũng mong ước rằng họ sẽ mang được những gì thuộc về nữ tính coi trọng con người vào trong xã hội và nơi làm việc. Cho dù phụ nữ tham gia công tác xã hội mà họ vẫn chỉ nhắm tới việc trở thành “người phụ nữ được việc” và người quản lý có năng lực không thôi thì thật đáng buồn.
Thứ ba, trong bối cảnh tồn tại các vấn đề như vấn đề môi trường toàn cầu, vấn đề mà người dân ở các nước đang phát triển phải đối mặt, già hóa dân số, những vấn đề mới do sự tiến bộ của khoa học, kĩ thuật tạo ra, vấn đề xã hội của chúng ta nên như thế nào, hay chúng ta nên sống như thế nào lại được đặt ra. Ngày nay không còn là thời đại mà chỉ cần nghĩ đến hạnh phúc của gia đình mình là đủ. Nó đang cần đến phẩm cách của phụ nữ ở cấp độ toàn cầu.”
“Cuốn sách Phẩm cách quốc gia đã thu hút được sự quan tâm lớn của dư luận.Tuy nhiên, tiền đề của quốc gia có phẩm cách là sự tồn tại của các cá nhân có phẩm cách.Khi từng cá nhân có phẩm cách sẽ tạo ra gia đình có phẩm cách, doanh nghiệp có phẩm cách và xã hội có phẩm cách.Bởi vậy cá nhân có phẩm cách là điều kiện tiên quyết.
Vậy thì, phẩm cách của cá nhân con người là gì? Những “mĩ đức” như có cảm quan về chính nghĩa, tinh thần trách nhiệm, quan niệm về luân lý, lòng dũng cảm, sự thành thật, giàu tình cảm, khả năng kiên nhẫn, khả năng duy trì sự lâu bền, thái độ có chừng mực, giàu có về năng lực phê phán, năng lực quyết đoán và có trái tim nhân hậu là những yếu tố quan trọng tạo nên con người có phẩm cách. Ngoài ra những quy phạm của hành động như không theo đuổi lợi ích cho riêng mình, quan tâm giúp đỡ người yếu thế, không bợ đỡ kẻ mạnh, đền ơn lòng tốt mình đã nhận là điều mà bất cứ tôn giáo hay đạo đức nào đều nhấn mạnh. Trái lại, lẽ sống bất chấp thủ đoạn kiểu “thắng làm vua, thua làm giặc”, “chân lý thuộc về kẻ kiếm được nhiều tiền” bị coi là lẽ sống ti tiện. Những lời nói và hành động như trộm cắp đồ hay phá hỏng tài sản của người khác, giết và làm người khác bị thương, đố kị và nói xấu người khác đều là những điều cấm kị trong bất cứ xã hội hay tôn giáo nào.”
(Trích “Lời nói đầu – Để trở thành người phụ nữ có phẩm cách”)
Dư luận
“Tiêu đề là Phẩm cách phụ nữ nhưng nội dung lại là thứ mà tôi mong đàn ông sẽ đọc. Đây là cuốn sách tự khai sáng bản thân.”
Yonekura Kazuo
“Cuốn sách khiến tôi đã nhận ra những thứ hiển nhiên đã được tạo ra một cách không hiển nhiên. Một cuốn sách đã dạy cho tôi phép tắc cư xử trong tư cách con người hơn là trong tư cách một người phụ nữ.”
Chiharuta
Bản thân tôi là nam giới. Nhưng khi cầm trên tay cuốn sách này tôi đã đọc xong trong phút chốc. Ngoài tôi ra có lẽ cũng còn có nhiều người như thế.
Hara
Tôi là nam giới nhưng đây là cuốn sách có nhiều điểm đồng cảm, thuyết phục về phẩm cách và là cuốn sách đáng đọc để học hỏi.
Katoh
Chúng ta phải làm gì để trang bị cho mình phẩm cách con người ngày một người hơn?Tiếp đến, từng người chúng ta phải làm gì để tạo ra quốc gia và thế giới có phẩm cách? Một cuốn sách lấy chủ đề là “phẩm cách” được viết rất dễ hiểu và chân thật.Tác giả cũng sử dụng nhiều câu tục ngữ, cách ngôn làm cho tôi cảm thấy thật gần gũi.
Homuhomu
Cuốn sách thật hữu ích cho việc suy ngẫm phẩm cách phụ nữ là gì. Tôi cũng cảm thấy nó có liên quan tới phẩm cách của con người.
Mimi
Một cuốn sách có nội dung phong phú hơn bất cứ cuốn sách nào. Một cuốn sách tôi muốn giới thiệu cho người khác đọc.
Tác giả: Bando Mariko
Bà sinh năm 1946 tại tỉnh Toyama. Sau khi tốt nghiệp Đại học Tokyo, năm 1969 bà vào làm việc cho phủ thủ tướng Nhật Bản. Bà đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong chính quyền như Trưởng ban xúc tiến bình đẳng giới (1994), Tổng lãnh sự quán Nhật Bản đặt tại thành phố Brisbane của nước Úc (1998). Từ năm 1995 đến năm 1998 bà đảm nhiệm chức Phó tỉnh trưởng tỉnh Saitama.
Năm 2004 bà trở thành giáo sư Đại học nữ sinh Showa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa phụ nữ Đại học Showa. Năm 2005 bà trở thành Hiệu phó Đại học nữ sinh Showa và đến năm 2007 thì trở thành Hiệu trưởng.Từ năm 2016 tới nay bà là Chủ tịch hội đồng quản trị Đại học nữ sinh Showa.