TẤT CẢ DANH MỤC

Nietzsche Và Triết Học

Nietzsche Và Triết Học
  • Giá bán: 85.500 ₫ 95.000 ₫
  • Tiết kiệm: 9.500 ₫-10%

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. MIỄN PHÍ GIAO HÀNG cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  2. Mã giảm CHAO2025 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  3. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  4. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
Hết hàng. Quý Khách quan tâm có thể để lại email, Neta sẽ thông báo khi có hàng.
THÔNG BÁO KHI CÓ HÀNG
100% Sách thật
Đổi trả miễn phí nếu hàng lỗi
  • Tác giả:

  • Dịch giả:

    Từ Huy - Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính;
  • Ngày xuất bản:

    2014
  • Nhà xuất bản:

    NXB Tri Thức
  • Hình thức bìa:

    Bìa mềm
  • Số trang:

    283

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Giới thiệu sách Nietzsche Và Triết Học

Với những phân tích chính xác và mang tính phê phán về triết học Nietzsche, Deleuze soi sáng tác phẩm của triết gia này, người vốn thường xuyên bị quy giản về chủ nghĩa hư vô, về ý chí quyền lực và về hình ảnh siêu nhân. Deleuze nhận thấy rằng "triết học hiện đại trình bày những hiện tượng hỗn độn biểu lộ sức sống mạnh mẽ và sự mãnh liệt của nó nhưng cũng chứa đựng những nguy hiểm đối với tinh thần", và nhận thấy rằng dự án triết học của Nietzsche trong việc "vượt qua" siêu hình học có hiệu lực ở chỗ nó "tố cáo mọi huyễn hoặc từng tìm thấy trong biện chứng pháp nơi ẩn náu cuối cùng. Triết học Nietzsche có một khả năng tranh luận rất lớn.

-------------------------

Việc tiếp thu Nietzsche ở Pháp rất phong phú và phức tạp, đó là chưa nói đến ở Ý và các nước Anh-Mỹ. Riêng ở Pháp, người ta thường chia thành hai xu hướng lý giải lớn: lý giải Nietzsche như là triết gia của sự khác biệt (différence) và lý giải Nietzsche như là nhà siêu hình học hay tâm lý học. Ở xu hướng trước, công đầu thuộc về Gilles Deleuze (Nietzsche như là kẻ sáng lập một nền triết học chống-Hegel của “sự khác biệt và tái diễn”), sau đó là Pierre Klossowski (lấy cảm hứng từ J. J. Rousseau, nhấn mạnh đến sự tương phản bi kịch giữa tính tự phát của cảm năng và tính thuần lý của tư duy trừu tượng), rồi đến Michel Foucault (cái nhìn của Nietzsche về lịch sử như là sân khấu của bạo lực) và Jacques Derrida (cái nhìn của Nietzsche về “trò chơi của “différance” [của sự “triển hạn”/và “khác biệt”]. Xu hướng sau lý giải Nietzsche như là nhà bản thể học về sự khác biệt (Pierre Boudot, Michel Guérin…), hoặc như nhà tâm lý học và nhà giáo dục về sự tự do (Christophe Baroni, Michel Henry…), hoặc như người thiết lập một bản thể học mới mẻ (Jean Granier, Alain Juranville, Éric Blondel…). Trong các trào lưu này, Gilles Deleuze là khuôn mặt tiền phong và nổi bật. Một sự “phân kỳ” làm ba giai đoạn trong hành trình tư tưởng của Deleuze được Raymond Bellour và Francois Ewald đề nghị trong một cuộc nói chuyện với Deleuze vào năm 1988 (và ông không phản đối!) hầu như tương ứng với cái “tam vị nhất thể triết học” nói ở trên. Thời kỳ đầu (“tư duy mới”) là những công trình nghiên cứu về Hume, Nietzsche (Nietzsche và Triết học, 1962), Kant, Bergson, Spinoza với các kết quả được đúc kết trong hai tác phẩm chính yếu (Différence et répétition, 1968 và Logique du sens, 1969) thành một phác thảo có hệ thống về “triết học của sự khác biệt”. Thời kỳ thứ hai (“nhìn mới, nghe mới”) được đánh dấu bằng sự hợp tác với Félix Guattari, nhà phân tâm học, với các tác phẩm: L’Anti-Oedipe. Capitalisme et shizophrénie I, 1972, một nghiên cứu nhỏ về Kafka (1975) và Mille Plateaux. Capitalisme et schizophrénie II, 1980, một sự hợp tác được ông xem là rất có chất lượng triết học, vì đã cùng nhau lý giải thế nào là triết học. Sau cùng, thời kỳ thứ ba (“cảm nhận mới”) là các tác phẩm về hội họa của Francis Bacon (1981) và về điện ảnh (1983, 1985), được ông xem là các “sách triết học” dù với đề tài khá lạ lẫm. Như một sự “tái diễn”, Deleuze viết thêm về Leibniz (1988) cũng như cùng với Guattari viết quyển Qu’est-ce que la Philosophie?, (1991).

Trích sách: Gilles Deleuze và việc tiếp nhận Nietzsche ở Pháp, Bùi Văn Nam Sơn

Mục lục

Gilles Deleuze và việc tiếp nhận Nietzsche ở Pháp    

Vài lời của người dịch           

Tiểu sử và tác phẩm của Gilles Deleuze        

Bảng viết tắt   

Chương I: BI KỊCH

  • Khái niệm phả hệ       
  • Ý nghĩa          
  • Triết học về ý chí       
  • Chống biện chứng pháp         
  • Vấn đề bi kịch
  • Sự phát triển của Nietzsche   
  • Dionysos và Jésus Christ       
  • Bản chất của bi kịch   
  • Vấn đề tồn tại
  • Đời sống và sự vô tội
  • Cú gieo súc sắc          
  • Những hậu quả đối với sự quy hồi vĩnh cửu
  • Chủ nghĩa tượng trưng của Nietzsche           
  • Nietzsche và Mallarmé           
  • Tư duy bi kịch
  • Hòn đá thử vàng        

Chương II: HOẠT NĂNG VÀ PHẢN ỨNG

  • Cơ thể 55
  • Sự phân biệt các sức mạnh    
  • Lượng và Chất   
  • Nietzsche và khoa học: Phương diện đầu tiên của sự quy hồi vĩnh cửu: với tư cách là vũ trụ học và vật lý học       
  • Ý chí quyền lực là gì?            
  • Hệ thống thuật ngữ của Nietzsche    
  • Nguồn gốc và hình ảnh lộn ngược     
  • Vấn đề đo lường các sức mạnh          
  • Thứ bậc          
  • Ý chí quyền lực và tình cảm quyền lực         
  • Sự-trở-thành-phản-ứng của các sức mạnh     
  • Tính hai mặt của ý nghĩa và giá trị     
  • Phương diện thứ hai của sự quy hồi vĩnh cửu: với tư cách là tư tưởng đạo đức và chọn lọc           
  • Vấn đề sự quy hồi vĩnh cửu   

Chương III: PHÊ PHÁN

  • Sự biến đổi của các khoa học về con người   
  • Hình thức biểu đạt câu hỏi ở Nietzsche         
  • Phương pháp của Nietzsche  
  • Chống lại các bậc tiền bối      
  • Chống chủ nghĩa bi quan và chống Shopenhaueur    
  • Các nguyên tắc dành cho triết học về ý chí   
  • Sơ đồ của “Phả hệ luân lý”    
  • Nietzsche et Kant, nhìn từ các nguyên tắc    
  • Thực hiện phê phán    
  • Nietzsche và Kant, nhìn từ hệ quả     
  • Khái niệm sự thật       
  • Nhận thức, luân lý và tôn giáo           
  • Tư duy và đời sống
  • Nghệ thuật     
  • Hình ảnh mới của tư duy

Chương IV: TỪ PHẪN HẬN ĐẾN MẶC CẢM TỘI LỖI

  • Phản ứng và phẫn hận
  • Nguyên tắc của phẫn hận       
  • Loại hình học về phẫn hận     
  • Các đặc điểm của phẫn hận    
  • Nó tốt? Nó độc ác?    
  • Ngộ biện        
  • Sự phát triển của phẫn hận: giáo sĩ Do thái   
  • Mặc cảm tội lỗi và nội tâm     
  • Vấn đề nỗi đau           
  • Sự phát triển của mặc cảm tội lỗi: linh mục Kitô giáo           
  • Văn hoá nhìn từ quan điểm tiền sử    
  • Văn hoá được xem xét từ quan điểm hậu- lịch sử     
  • Văn hóa xem xét từ quan điểm lịch sử          
  • Mặc cảm tội lỗi, trách nhiệm, tội lỗi  
  • Lý tưởng khổ hạnh và bản chất của tôn giáo
  • Chiến thắng của các sức mạnh phản ứng       

Chương V: SIÊU NHÂN: CHỐNG BIỆN CHỨNG PHÁP

  • Chủ nghĩa hư vô        
  • Phân tích về lòng thương       
  • Chúa đã chết  
  • Chống chủ nghĩa Hegel         
  • Những biến thể của biện chứng pháp
  • Nietzsche và biện chứng pháp
  • Lý thuyết về con người thượng đẳng
  • Phải chăng con người, về bản chất, là có tính “phản ứng”?  
  • Chủ nghĩa hư vô và sự chuyển hoá: tiêu điểm           
  • Khẳng định và phủ định         
  • Ý nghĩa của khẳng định         
  • Sự khẳng định kép: Ariane    

Kết luận      

Thông tin tác giả Gilles Deleuze

Gilles Deleuze

Sinh (1925-1995) là một trong những nhà tư tưởng quan trọng của Pháp ở thế kỷ XX. Năm 1948, sau khi nhận học vị thạc sĩ (agrégation), Deleuze về làm giáo viên của trường phổ thông trung học Amiens. Tiếp đó, ông chuyển về trường trung học Pothier ở Orléan, rồi chuyển sang dạy ở trường trung học Louis le Grand. Năm 1957, ông được nhận làm trợ giảng ở khoa Văn trường Đại học Paris, và bắt đầu tập trung nghiên cứu lịch sử triết học. Năm 1960, ông trở thành nghiên cứu viên của CNRS (Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp). Năm 1964, ông tham gia giảng dạy ở khoa Văn của Đại học Lyon.

Năm 1969, Deleuze bảo vệ luận án tiến sĩ văn chương ở Đại học Paris, gồm một luận án chính và một luận án phụ. Luận án chính, Khác biệt và tái lặp, do Maurice de Gandillac hướng dẫn, đã được xuất bản thành sách trước đó một năm, 1968, đó là một trong những cuốn sách thuộc loại khó nhất của ông. Đồng thời, luận án phụ, Spinoza và vấn đề biểu tượng, thực hiện dưới sự hướng dẫn của Ferdinan Alquié, cũng được xuất bản năm 1968. Cùng năm 1969, diễn ra cuộc gặp gỡ có tính chất quyết định giữa Deleuze và Guattari, từ đó hai người đã cộng tác để viết chung nhiều tác phẩm. Sau khi nhận học vị tiến sĩ, Deleuze được bổ nhiệm làm maître de conférence (chức danh ở dưới cấp bậc Giáo Sư, không có tương đương trong hệ thống chức danh của Việt Nam), rồi được bổ nhiệm làm Giáo Sư, ở Đại học Paris VIII. Ông làm việc ở trường đại học này cho đến khi về hưu, năm 1987. Deleuze được sinh viên đánh giá là một thầy giáo tuyệt vời.

Sách Nietzsche Và Triết Học của tác giả Gilles Deleuze, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark

ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỘC GIẢ

Hãy đánh giá Nietzsche Và Triết Học để giúp những độc giả khác lựa chọn được cuốn sách phù hợp nhất!

Nietzsche Và Triết Học

Nietzsche Và Triết Học

Giá bán tại NetaBooks: 85.500 ₫ 95.000 ₫
Tiết kiệm: 9.500 ₫-10%
4/5
(1 nhận xét)
  • 0% | 0 đánh giá
  • 100% | 1 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
GỬI ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN
Đánh giá
Gửi
Avatar
QHoang
Tiếng VN khó vì cần biết tiếng Hán Việt,tôi phải xem thêm bản dịch qua tiếng Anh của Tomlinson để hiểu "thêm"
Hồi mới tới Mỹ đi học ESL,vừa nghe thầy dậy vừa ăn
khoai lang.Thây hỏi ăn ngon không.Giờ nghỉ đi bộ doc hành lang,được hỏi có hiểu bài không,-em hiểu môt
nửa?Và ông thầy nhin mình mà cười suốt dọc hành lang.Bây giờ thì mình hiểu thêm.Sách dịch hay,bạn
cần đọc./.



mình hiểu thêm.Bản dịch r








Trả lời
 

Hơn 30.000 tựa sách hay

Tuyển chọn bởi NetaBooks.vn

 

Miễn phí giao hàng

Từ 150k ở HCM, từ 300k ở tỉnh thành khác

 

Quà tặng miễn phí

Tặng bookmark, bao sách miễn phí

 

Đổi trả nhanh chóng

Hàng bị lỗi được đổi trả nhanh chóng