TẤT CẢ DANH MỤC

Những Cuốn Sách Nên Đọc Để Hiểu Về Nghệ Thuật

Mỗi năm, hàng triệu người đến tham quan các bảo tàng hay phòng trưng bày và tự hỏi bản thân, "Đây có phải là nghệ thuật?"

Với những cuốn sách hay về tác phẩm nghệ thuật, người đọc sẽ có một cái nhìn rõ ràng và có lẽ sẽ phần nào được cắt nghĩa rằng, khái niệm về nghệ phẩm và nghệ thuật, theo thời gian, đã phát triển để không chỉ còn là một khái niệm thuộc về cái Đẹp, khơi gợi thẩm mỹ, mà còn là một công cụ nhận thức, qua đó, phản chiếu các biến cố, các thông điệp xã hội, chính trị của nghệ sĩ.

Nghệ Thuật Chiêm Ngưỡng - The Art of Looking

Trong cuốn sách “Nghệ thuật Chiêm ngưỡng”, nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng Lance Esplund phần nào giúp độc giả thấy rằng, các tác phẩm nghệ thuật hiện đại và đương đại không khó tiếp cận như nhiều người vẫn nghĩ. Với sự kiên nhẫn, cái nhìn sâu sắc và sự hóm hỉnh, Esplund đưa những ai đọc cuốn sách này với thái độ nghiêm túc đi xuyên suốt thế kỷ nghệ thuật đã qua, và đem tới cho họ cách tiếp cận và đánh giá theo một cách nhìn mới lạ. Với mong muốn có ngày càng nhiều người quan tâm hơn đến những thể loại vốn bị xem là kén người thưởng thức, Esplund khuyến khích người xem tin tưởng vào sở thích, bản lĩnh và quan điểm của mình. Ở chừng mực nào đó, Esplund góp phần khai thị cho những ai cho rằng nghệ thuật quá khứ chẳng còn có mối liên hệ nào với hiện tại, hay những ai cho rằng nghệ thuật đương đại ngày càng trở nên nhạt nhẽo, vô nghĩa và không liên quan tới đời sống.

Những ai đặt câu hỏi như “Rút cục, cái đẹp của tác phẩm này nằm ở đâu?” hay “Nếu nghệ thuật đơn giản như vậy thì ai chẳng làm được” hoặc “Thế mà là nghệ thuật ư?” phần nào sẽ có lời giải đáp cho bản thân sau khi đọc xong cuốn sách này. Xem thêm

Bạn Đang Nhìn Gì Vậy? 150 Năm Nghệ Thuật Hiện Đại Trong Nháy Mắt

Mỗi năm, hàng triệu người đến tham quan các bảo tàng và gallery về nghệ thuật hiện đại và tự hỏi bản thân, "Đây có phải là nghệ thuật?" Từng là giám đốc tại Tate Gallery ở London và hiện là biên tập viên nghệ thuật của BBC, Will Gompertz đã mang lịch sử nghệ thuật hiện đại đến cho mọi người một cách sống động, giải thích tại sao một chiếc giường không được dọn hoặc xác ướp của một con cá mập lại có thể là nghệ thuật — và tại sao một đứa trẻ năm tuổi thực sự không thể làm ra những tác phẩm như vậy. Phong phú với những câu chuyện và giai thoại phi thường, Bạn đang nhìn gì vậy? – 150 năm nghê thuật hiên đại trong nháy mắt vừa có tính chất giải trí vừa cung cấp cho người đọc kiến thức để thực sự hiểu và tận hưởng những gì họ đang xem.

Nghệ thuật hiện đại là gì? Tại sao mọi người hoặc là rất yêu hoặc là rất ghét nó? Và tại sao nghệ thuật hiện đại lại có giá trên trời như vậy? Hãy cùng với Will Gompertz tham gia vào một hành trình sẽ thay đổi cách nhìn của bạn về nghệ thuật hiện đại mãi mãi. Từ hoa súng của Monet đến hoa hướng dương của Van Gogh, từ hộp súp của Warhol đến xác cá mập ướp của Hirst, nghe những câu chuyện đằng sau những kiệt tác, gặp gỡ các nghệ sĩ, và khám phá ý nghĩa thật sự của nghệ thuật hiện đại.

Sảng khoái, bất cần và luôn thẳng thắn, Bạn đang nhìn gì vậy? bỏ hết những kiểu cách giả tạo và đặt ra tất cả những câu hỏi căn bản mà bạn khôn. Xem thêm

Theo Dòng Lịch Sử Nghệ Thuật

Bạn có biết 10 kiệt tác tĩnh vật, 10 tác phẩm điêu khắc, 10 vở opera nổi bật nhất? Bạn có biết các tác phẩm làm nên danh tiếng của Rembrandt, Ingres, Monet, Klee, Mozart và Debussy? Bạn có biết những bản giao hưởng không thể bỏ qua, những trào lưu quan trọng trong nghệ thuật hiện đại, những nhân vật tiên phong trong nhiếp ảnh, kiến trúc và điện ảnh? Bạn có biết 10 cái tên chủ chốt, 10 chủ đề lãng mạn, 10 gương mặt đại diện cho điêu khắc baroc hoặc cho trường phái biểu hiện? Bạn có biết các chủ đề sáng tác ưa chuộng của Degas, những nỗi ám ảnh của Van Gogh?

Theo dòng lịch sử nghệ thuật giống như một bản tổng kết tất cả các trào lưu chủ đạo trong lịch sử nghệ thuật, những phong cách sáng tạo nổi bật, những nghệ sĩ tiêu biểu cùng chủ đề sáng tạo ưa thích của họ, những tác phẩm táo bạo nhất, những kiệt tác xuất sắc nhất trong hội họa, điêu khắc, kiến trúc và âm nhạc. Cuốn sách sẽ mở ra trước mắt bạn một bức tranh toàn cảnh, đưa bạn đến với một viện bảo tàng phong phú và toàn diện, nơi bạn khám phá những nét độc đáo của nghệ thuật gô tích, những bước đi đầu tiên của ngành nhiếp ảnh, những giai thoại trong làng nghệ sĩ, hành trình sáng tạo nghệ thuật và sự ra đời của một số kiệt tác quan trọng nhất, cách thức mà mỗi tác phẩm làm đảo lộn ngành nghệ thuật,...

Một bộ sưu tập tuyệt đẹp, với những chú thích, dẫn giải đầy độc đáo và lôi cuốn. Xem thêm

ISMS: Hiểu Về Nghệ Thuật Hiện Đại

Cuốn sách này là một cẩm nang ngắn gọn giới thiệu cho bạn đọc về 55 trào lưu, trường phái và phong cách thịnh hành từ thời kỳ bình minh hé sáng của nghệ thuật hiện đại cuối thế kỷ 19 cho đến nay, nhằm giúp các bạn làm quen và tiếp cận được một nhánh của dòng chảy lịch sử nghệ thuật.

Nghệ thuật hiện đại, hơn bất kỳ đề tài nào khác, luôn được cấu trúc bởi các ism: các phong trào, các khuynh hướng, các phong cách hoặc các trường phái hoạt động như những loại hình thực hành nghệ thuật của các nghệ sĩ khác nhau. Cuốn sách cho chúng ta thấy rằng nghệ thuật hiện đại và hậu hiện đại thay đổi quá nhanh chóng, khác hẳn nghệ thuật hàn lâm và thời kỳ phục hưng. Xem thêm

Câu Chuyện Nghệ Thuật

“The Story of Art" (Câu Chuyện Nghệ Thuật) được in lần đầu năm 1950 và trong 70 năm qua, tác phẩm được dịch ra gần 30 thứ tiếng và hơn 8 triệu bản đã được bán ra trên toàn thế giới. Điều đó khiến tác phẩm trở thành cuốn sách nghệ thuật bán chạy nhất mọi thời đại.

Tác giả E.H Gombrich (1909-2001) là một trong những nhà sử học nghệ thuật lỗi lạc nhất của nửa sau thế kỷ 20, đối với giới hàn lâm cũng như với tầng lớp công chúng rộng rãi. Những tác phẩm khác mang tính lý thuyết của ông cũng đã trở thành những công trình then chốt đối với các nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật.

“Câu Chuyện Nghệ Thuật” kể về lịch sử nghệ thuật châu Âu từ thời cổ đại đến hiện đại, được tác giả khảo sát và đánh giá trong các lĩnh vực khác nhau như hội họa, điêu khắc, kiến trúc… song hành với những chuyển biến và giao thoa của các nền văn hóa, chính trị, và tôn giáo. Nguồn tư liệu phong phú về các tác phẩm đáng chú ý, những tên tuổi tài năng, những trường phái, phong cách đặc sắc trong dòng chảy nghệ thuật.

Điều đặc biệt là tác phẩm không chỉ đơn thuần liệt kê đủ mọi tên tuổi cùng những tác phẩm nổi tiếng hay đề tài và các kỹ thuật chuyên môn, mà được Gombrich kể theo một dòng chảy liên kết và tiếp nối không ngừng nghỉ của những nghệ nhân, họa sĩ, và nghệ sĩ. Xem thêm

Từ Mỹ Học Đến Các Loại Hình Nghệ Thuật

“Người ta từng nói rằng màu sắc đẹp nhất thế gian là cái màu đỏ dễ thương mà vẻ ngây thơ, trẻ trung, khỏe mạnh, nhu mì và bẽn lẽn nhuộm trên đôi má một thiếu nữ; và người ta đã nói một điều không những tinh vi, cảm động và tế nhị mà còn chân thực nữa; bởi vì chính da thịt là cái khó thể hiện nhất; chính cái màu trắng ấy, trắng đều không tái nhợt cũng không xỉn; chính cái hỗn hợp màu đỏ và xanh lam ấy nó chỉ hơi ánh lên phơn phớt; chính là máu, là sự sống chúng làm cho nhà nghệ sĩ tô màu tuyệt vọng. Ai có được ý thức về da thịt là đã tiến một bước dài; mọi cái còn lại so với nó chẳng nghĩa lý gì cả. Ngàn họa sĩ đã chết đi mà chưa cảm nhận được da thịt; ngàn họa sĩ khác cũng sẽ chết mà chưa cảm nhận được nó.”

Trích Những ý nghĩ vụn vặt của tôi về màu sắc, Từ mỹ học đến các loại hình nghệ thuật. Xem thêm

Về Cái Tinh Thần Trong Nghệ Thuật

Được xem là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của lịch sử mỹ thuật hiên đại, "Về cái tinh thần trong nghệ thuật" của Wassily Kandinsky cho đến nay vẫn là cuốn sách gối đầu giường của bao thế hệ sinh viên mỹ thuật trên thế giới. Sinh năm 1866 ở Nga, Kandinsky viết "Về cái tinh thần trong nghệ thuật" bằng tiếng Đức và xuất bản năm 1911, tái bản có chỉnh sửa năm 1912. Nhưng đến năm 2019, "Về cái tinh thần trong nghệ thuật" (Ngụy Hữu Tâm và Trần Vĩnh dịch từ nguyên tác, Dominobooks và NXB Đà Nẵng ấn hành, 2019) mới được phát hành rộng rãi ở Việt Nam.

Kandinsky khác với những nhà phê bình nghệ thuật thông thường ở chỗ ông đồng thời là họa sĩ tài danh, được xem là người khởi xướng vĩ đại của nghệ thuật trừu tượng. Kandinsky vừa là người lập thuyết và cũng là người thực hành lý thuyết ấy. Cho nên "Về cái tinh thần trong nghệ thuật" trình bày kinh nghiệm cảm thụ nghệ thuật hơn là trình bày những lập luận xơ cứng về hội họa, dù rằng tác phẩm được cấu trúc khoa học đi từ phổ quát đến chi tiết và hơn hết thảy, được viết với văn phong sáng rõ.

Kandinsky không biến tác phẩm này thành một bài học vỡ lòng cho giới họa sĩ, nó còn là cuốn sách về thưởng thức mỹ thuật căn bản giúp đại chúng có một kiến thức nền về hội họa hay rộng hơn là về nghệ thuật. Cho nên, dù được viết hơn 100 năm trước, đến nay, "Về cái tinh thần trong nghệ thuật" vẫn còn nguyên giá trị của nó. Xem thêm

Nguồn zing

Kiến Thức Căn Bản Cần Biết - Theo Dòng Lịch Sử Nghệ Thuật

Kiến Thức Căn Bản Cần Biết - Theo Dòng Lịch Sử Nghệ Thuật

  • Giá bìa: 339.000 ₫
  • Giá bán tại NETA: 271.200 ₫
Mua ngay
Từ Mỹ Học Đến Các Loại Hình Nghệ Thuật

Từ Mỹ Học Đến Các Loại Hình Nghệ Thuật

  • Giá bìa: 190.000 ₫
  • Giá bán tại NETA: 152.000 ₫
Mua ngay
Nghệ Thuật Chiêm Ngưỡng - The Art of Looking

Nghệ Thuật Chiêm Ngưỡng - The Art of Looking

  • Giá bìa: 175.000 ₫
  • Giá bán tại NETA: 140.000 ₫
Mua ngay
ISMS: Hiểu Về Nghệ Thuật Hiện Đại

ISMS: Hiểu Về Nghệ Thuật Hiện Đại

  • Giá bìa: 245.000 ₫
  • Giá bán tại NETA: 196.000 ₫
Mua ngay
Câu Chuyện Nghệ Thuật (Bìa Cứng)

Câu Chuyện Nghệ Thuật (Bìa Cứng)

  • Giá bìa: 1.199.000 ₫
  • Giá bán tại NETA: 959.200 ₫
Mua ngay
Về Cái Tinh Thần Trong Nghệ Thuật

Về Cái Tinh Thần Trong Nghệ Thuật

  • Giá bìa: 195.000 ₫
  • Giá bán tại NETA: 156.000 ₫
Mua ngay
 

Hơn 30.000 tựa sách hay

Tuyển chọn bởi NetaBooks.vn

 

Miễn phí giao hàng

Từ 150k ở HCM, từ 300k ở tỉnh thành khác

 

Quà tặng miễn phí

Tặng bookmark, bao sách miễn phí

 

Đổi trả nhanh chóng

Hàng bị lỗi được đổi trả nhanh chóng