Nhân Sinh Duy Tân
Nhật Bản, một đất nước hấp dẫn đến mê hoặc, sức hấp dẫn đến từ những điều mâu thuẫn. Một đất nước vừa có nền công nghiệp tình dục phát triển lại vừa có tính cách nghiêm túc đến khắc nghiệt. Một đất nước thờ cả thần may mắn lẫn thần tai họa. Một đất nước mà các tổ chức tội phạm sẵn sàng giúp đỡ những người bình thường trong những lúc khó khăn. Thật khó để cưỡng lại sức hấp dẫn này và chẳng có gì là lạ khi ngày càng có nhiều người muốn đến Nhật Bản, để được tận mắt khám phá mọi ngóc ngách đầy bí ẩn của nó.
Đã có rất nhiều cuốn sách viết về Nhật Bản, đa phần là của các bạn trẻ đã đến Nhật và muốn kể lại hành trình của mình cũng như những điều tốt đẹp về đất nước này. Một số cuốn sách khác thì kể về các danh nhân, các câu chuyện lịch sử, về văn hóa hay con người Nhật Bản. Tuy nhiên, Nhân sinh duy tân nằm ngoài hoàn toàn các phạm vi đó. Đây không phải cuốn sách về du học, lịch sử, con người, hay văn hóa Nhật Bản, càng không phải một cuốn tự truyện. Chắc bạn cũng không biết tác giả là ai. Ông đứng đầu một tập đoàn tài chính lớn tại Nhật Bản nhưng có lẽ cũng không quan trọng cho bằng việc ông thích viết, về nhân sinh, về các sự kiện, về hoàn thiện bản thân. Thật khó để nói ra điểm đặc biệt hay thú vị của cuốn sách này. Nó chỉ là những suy ngẫm của một người Nhật về các vấn đề mà nước Nhật thực tế đang gặp phải, có những chuyện chỉ người Nhật mới biết với nhau, hay về làm người, làm lãnh đạo, làm doanh nhân. Nó thuộc dạng phải đọc mới thấy hay. Nó không khiến tim ta đập mạnh mà chỉ âm thầm len lỏi vào máu của ta. Hy vọng bạn sẽ đọc và sẽ thấy thú vị.
Trích đoạn:
Bạn tri kỷ, bạn vong niên
Ngày 21 tháng 11, trên Nikkei Business Online có bài phỏng vấn của giáo sư khoa Văn học trường đại học Meiji, Motoromi Yoshihiko, bàn về việc "Những người ở độ tuổi 30-40 không có bạn bè có phải là những người không tốt không?" Tôi cũng từng viết một blog về vấn đề này có tên là, "Thế nào là bạn bè?".
Về số lượng bạn bè thì tôi cho rằng, "Nhiều không phải là tốt, ít không phải là xấu." Quan trọng là có được những bạn bè như thế nào. Ví dụ, trong Luận Ngữ, chương 5, Công Dã Tràng, điều 16, có viết., "Án Bình Trọng thật khéo giao tiếp với bạn, mặc dù đã quen lâu mà vẫn kính trọng trong Luận Ngữ, chương 5, Công Dã Tràng, điều 16, có viết, "Án Bình Trọng thật khéo giao tiếp với bạn, mặc dù đã quen lâu mà vẫn kính trọng bạn." Trong giao tiếp bạn bè nên có những người bạn lâu năm, cùng tôn trọng lẫn nhau về mặt nhân cách. Với kiểu bạn bè mà chỉ vui vẻ, thoải mái, vui chơi trong một lúc nào đó thì có đến bao nhiêu cũng bằng thừa.
Hơn nữa, 3 năm trước, vào khoảng cuối năm, tôi có viết một blog về "Cuối năm và đầu năm." Bạn bè thì phần nhiều là khoảng đồng trang lứa, cùng tuổi, và như thế thì việc có “bạn vong niên” trong Hậu Hán Thư viết nghĩa là, "quên đi sự khác biệt về tuổi tác, thân thiết nhau như thể có ‘khế ước vong niên." Có những người bạn vong niên là rất quan trọng.
Nhiều người thường hiểu bạn vong niên tức là ngồi uống rượu với nhau để quên đi tất cả những gì đã xảy ra trong năm, "và quên đi thời gian," song điều đó không chính xác. Bạn vong niên là giao hảo mà "quên đi tuổi tác". Cần hiểu đúng nghĩa của từ, việc kết "thâm tình bạn hữu vượt qua thế hệ" mới là điều nên cố gắng thực hiện.
Như vậy thì việc bạn bè nhiều hay ít không phải là vấn đề, có nhiều mà không có ý nghĩa gì cả thì cũng vô ích, ngược lại, với những người bạn tri kỷ, bạn vong niên thì dù ít cũng nên có.
Bạn nắm bắt cơ hội có được như thế nào?
Năm ngoái vào tháng 9, tại buổi hội thảo và tiệc kỷ niệm tạp chí Yuchi tròn 35 năm thành lập, tôi đã có viết trên blog về chủ đề vận may. Đến tháng 2 năm 2014, trong buổi tọa đàm với Hội trưởng Liên minh Các Hiệp hội Cờ tướng Nhật Bản, ông Tanigawa Tetsuji và kiện tướng cờ vây cấp 6, ông Iyama Yuta, tôi cũng nói về chủ đề này. Ông Tanigawa đã nói rằng: "Mỗi người bình đẳng về lượng vận may trong tay mình. Song, người kém may mắn là người sử dụng chúng không đúng chỗ... Thế thì cuối cùng vận may có còn hay không?"
Thế nào là vận may? "Mỗi người sẽ có một số lượng vận may nhất định, lượng ấy sẽ cạn dần và khi hết thì mọi thứ trở nên kém may mắn."
Vận may có nghĩa là, hàng ngày không ngừng tu luyện, mài giũa tri thức và cảm tính, phát triển cái tình có trong cảm tính, và tự mình trở thành chủ thể có thể nắm bắt được sự vật.
Theo tôi, lượng vận may không phải là thứ bình đẳng cho tất cả mọi người. Với một ai đó, nó được sử dụng một cách vô hạn. Người biết nắm giữ vận may là người giữ được cái Duyên và có thể làm tăng dần Duyên lên.
5 năm trước, trong blog tháng 11, "Nói về chữ Duyên," tôi đã giới thiệu một câu nói vô cùng có ý nghĩa, đó là: "Tiểu tài thì gặp Duyên mà không thấy. Trung tài thì để ý được Duyên nhưng không vận dụng được. Đại tài thì Duyên đi ngang cũng có thể vận dụng." Câu này nằm trong tập huấn luyện nhà Yakyu, thuộc dòng Yakyusinkageryu (binh pháp kiếm đạo truyền thống của Nhật Bản).
Trong cuộc đời có cái Duyên, nhưng đa phần người ta không biết tận dụng chữ Duyên, không nhận ra Duyên. Ngược lại, cũng có người biết tạo thêm Duyên.
Trong Phật giáo nói: "Gặp được quý nhân nên vận may liên tục đến" (Khi giao tế với người tốt, mọi kết quả tốt sẽ đến). Khi nhận được Duyên từ nhiều người, sẽ gặp được nhiều vận may hơn, và chính việc này lại tạo cơ hội giúp ta nắm bắt được nhiều vận may hơn nữa.
Trên blog này tôi cũng giới thiệu câu "Duyên lành lại tiếp tục mang đến và phát triển duyên lành, giống như vận may vậy." Tức là vận may có ở lại với mình hay không, hay mình đang làm lãng phí nó, những điều mang tính kỳ bí như vậy, con người cần tự chủ động kiến tạo.
Với ý nghĩa như vậy, vận may là do bản thân phải tự chủ động trong cơ hội mình được may mắn đón nhận. Phải biết cách ứng dụng, chứ không phải trông chờ vận may có đứng về phía mình hay không.